Phong tục chơi tranh ngày Tết

( Sóng trẻ )- Chơi tranh là phong tục, nét đẹp văn hóa truyền thống trong dịp Tết của dân tộc. Cứ mỗi độ xuân về, tranh Tết xuất hiện làm cho không khí đón chờ năm mới thêm náo nức, tưng bừng.

Chưa ai biết phong tục chơi tranh ngày Tết có từ bao giờ. Có người cho rằng chơi tranh xuất hiện vào thời Trần (1225 – 1400) nhưng cũng có người nói nét văn hóa độc đáo này bắt đầu còn sớm hơn, từ thời nhà Lý (1010 – 1225). Thường sau ngày đưa ông Táo lên trời, dù nhà giàu hay nghèo người ta cũng đi chợ lựa mua những bức tranh Tết với hi vọng đón vinh hoa, phú quý về nhà, gỡ tranh cũ xuống treo tranh mới với hàm ý “tống cựu, nghinh tân”.

31136842d_1.jpg
Nghệ sĩ Nguyễn Hữu Sam vẽ tranh Đông Hồ

Trong xu hướng tìm về cội nguồn dân tộc, khi đời sống vật chất của xã hội ngày càng ổn định, quan niệm ăn Tết dần dần chuyển sang chơi Tết và phong tục chơi tranh Tết ngày càng trở thành sự đam mê của nhiều người. Tùy từng điều kiện mà chơi tranh Tết có các sắc thái khác nhau tạo nên sự phong phú trong đời sống tinh thần của người dân ở mỗi vùng miền.

Dòng tranh dân gian Tết nổi tiếng gồm tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội), tranh làng Sình (Huế). Tranh dân gian có thể chơi quanh năm nhưng thịnh hành nhất là trong mỗi dịp Tết Nguyên đán.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn (Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam) cho biết: “Treo tranh trong nhà ngày Tết, ta cũng thấy rằng ở thôn quê nhà tranh vách đất thì có tranh dân gian với những sắc màu ngũ sắc thì nó đã tưng bừng lên. Còn chưa kể về cuộc sống đô thị thì những ngày áp Tết, chúng ta nhớ trước đây có chợ tranh, chợ quê của chúng ta bày bán tranh rất nhiều. Và tôi nghĩ rằng nếu chúng ta nhìn vào những dòng tranh cũ, tranh Tết xưa ấy như gà đàn, lợn đàn hay vinh hoa phú quý, em bé ôm gà, em bé ôm vịt,… thì cũng như là lời chúc tụng, chúc phúc cho mọi nhà. Tôi nghĩ rằng ánh sáng của màu sắc trên tờ giấy điệp nó cũng làm cho lòng chúng ta rộn ràng theo. Cái đĩa màu ngũ sắc cũng như âm nhạc ấy kéo cái Tết vào nhà qua tờ tranh Tết.”

31136842d_2.jpg
Tranh ngày Tết có đủ loại như tranh phong cảnh, tranh chữ thư pháp, tranh hoa mẫu đơn, tranh hoa sen,...

31136842d_3.jpg
Ông đồ viết chữ thư pháp ở phố Ông đồ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội

Một mùa xuân mới lại về. Nhà nhà, người người đang tận hưởng không khí xuân với hy vọng một năm mới đầy may mắn và niềm vui. Dù cho nhịp sống ngày càng hiện đại, mỗi người vẫn không được quên đi cái thú ngắm tranh, thưởng thức nghệ thuật, đi tìm mua những bức vẽ hài hòa để trưng bày trong nhà, để biếu tặng nhau tỏ tấm lòng thành. Với ý nghĩa đó, phong tục chơi tranh là nét đẹp văn hóa quý báu, xứng đáng được tôn vinh đồng thời bảo tồn và phát huy cho muôn đời sau.

Hồng Vân
BĐPTK35
   

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN