Điện thoại công cộng liệu đã hết thời ?
(Sóng Trẻ) - Bốt điện thoại công cộng vốn đã quen thuộc với người dân sinh sống tại Hà Nội cách đây gần mười năm, đặc biệt đối với các bạn học sinh, sinh viên., nay trong tình trạng xuống cấp và ít người sử dụng.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp các bốt điện thoại dọc các tuyến đường Cầu Giấy, Kim Mã, Nguyễn Chí Thanh, với mật độ khá nhiều, khoảng 1 bốt/ km , nhiều nơi 2 bốt điện thoại chỉ cách nhau vài mét. Bốt thì nhiều nhưng người sử dụng lại không có.
Việc bị bỏ quên là thế nhưng nếu muốn có một chiếc thẻ sử dụng trong các bốt này cũng không hề dễ dàng. Chỉ còn một vài bưu điện lớn như Cầu Giấy, Từ Liêm là còn lại một số rất ít thẻ này.
Một chủ đại lí trên đường Xuân Thuỷ cho biết: Từ rất lâu không còn bán và cũng chẳng có ai hỏi mua.
Cả người bán và người mua đều từ chối và những chiếc bốt điện thoại được đầu tư với một số tiền lớn của ngân sách lại bị “bỏ quên” chỏng chơ bên đường.
Các bốt điện thoại công cộng này không những bị bỏ không mà còn đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Các bốt bị xước xơ xác, điện thoại cũ, một số không có tín hiệu, nài ra người ta còn “trang trí” bằng những tờ quảng cáo, rao vặt, chúng bị bóc ra dán lại khá nhiều lần, chồng chéo lên nhau.
Xung quanh các bốt điện thoại lại là địa điểm lí tưởng dành cho quán nước, hàng rong. Người bán hàng không chỉ bày hàng, mà còn dùng nó như một chỗ để đồ cho công việc kinh doanh vỉa hè của mình.
Vì thế, nếu như ai có ý định sử dụng điện thoại cộng cộng thì cũng khó “xâm nhập” giữa muôn trùng vây như thế. Một chủ quán ở phố Cầu Giấy nói với chúng tôi : “Bốt điện thoại này lâu lắm không có người sử dụng. Nếu có người gọi thì chúng tôi sẽ dọn hàng quán lại để họ ra vào thuận tiện.”
Trong khi đó các mạng điện thoại di động của các hãng như Viettel, Mobifone, Vinafone ngày càng phát triển với các gói dịch vụ đa dạng với giá cả đang giảm dần và các đợt khuyến mại vào các dịp lễ ,đầu năm mới.
Cùng với mức sống được cải thiện , việc sở hữu một chiếc điện thoại di động không khó: người tiêu dùng có thể mua một chiếc điện thoại di động có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Với những tiện ích cho cuộc sống, trong kinh doanh và giao lưu với người thân hoặc bạn bè thuận tiện, hầu hết người tiêu dùng đã bỏ sử dụng điện thoại công cộng bằng thẻ và chuyển sang dùng điện thoại di động. Hiện nay rất dễ nhận thấy một cô bán rau, một bác xe ôm, thậm chí cả những người giúp việc cũng sử dụng điện thoại di động. Hầu hết các sinh viên trước đây dùng điện thoại công cộng nay đã chuyển sang dùng điện thoại di động.
Do không bán được thẻ như thời gian đầu các doanh nghiệp không còn đủ tiền để đầu tư nâng cấp các bốt điện thoại công cộng nữa . Nài ra mỗi tháng các doanh nghiệp kinh doanh điện thoại công cộng phải trả hàng tỷ đồng tiền lương cho các nhân viên của họ.
Vậy có tiếp tục duy trì loại hình dịch vụ này hay không? Câu trả lời thuộc về các cơ quan chức năng.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp các bốt điện thoại dọc các tuyến đường Cầu Giấy, Kim Mã, Nguyễn Chí Thanh, với mật độ khá nhiều, khoảng 1 bốt/ km , nhiều nơi 2 bốt điện thoại chỉ cách nhau vài mét. Bốt thì nhiều nhưng người sử dụng lại không có.
Việc bị bỏ quên là thế nhưng nếu muốn có một chiếc thẻ sử dụng trong các bốt này cũng không hề dễ dàng. Chỉ còn một vài bưu điện lớn như Cầu Giấy, Từ Liêm là còn lại một số rất ít thẻ này.
Một chủ đại lí trên đường Xuân Thuỷ cho biết: Từ rất lâu không còn bán và cũng chẳng có ai hỏi mua.
Cả người bán và người mua đều từ chối và những chiếc bốt điện thoại được đầu tư với một số tiền lớn của ngân sách lại bị “bỏ quên” chỏng chơ bên đường.
Bốt điện thoại công cộng không một bóng người
Các bốt điện thoại công cộng này không những bị bỏ không mà còn đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Các bốt bị xước xơ xác, điện thoại cũ, một số không có tín hiệu, nài ra người ta còn “trang trí” bằng những tờ quảng cáo, rao vặt, chúng bị bóc ra dán lại khá nhiều lần, chồng chéo lên nhau.
Xung quanh các bốt điện thoại lại là địa điểm lí tưởng dành cho quán nước, hàng rong. Người bán hàng không chỉ bày hàng, mà còn dùng nó như một chỗ để đồ cho công việc kinh doanh vỉa hè của mình.
Vì thế, nếu như ai có ý định sử dụng điện thoại cộng cộng thì cũng khó “xâm nhập” giữa muôn trùng vây như thế. Một chủ quán ở phố Cầu Giấy nói với chúng tôi : “Bốt điện thoại này lâu lắm không có người sử dụng. Nếu có người gọi thì chúng tôi sẽ dọn hàng quán lại để họ ra vào thuận tiện.”
Hàng quán lấn át bốt điện thoại công cộng
Trong khi đó các mạng điện thoại di động của các hãng như Viettel, Mobifone, Vinafone ngày càng phát triển với các gói dịch vụ đa dạng với giá cả đang giảm dần và các đợt khuyến mại vào các dịp lễ ,đầu năm mới.
Cùng với mức sống được cải thiện , việc sở hữu một chiếc điện thoại di động không khó: người tiêu dùng có thể mua một chiếc điện thoại di động có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Với những tiện ích cho cuộc sống, trong kinh doanh và giao lưu với người thân hoặc bạn bè thuận tiện, hầu hết người tiêu dùng đã bỏ sử dụng điện thoại công cộng bằng thẻ và chuyển sang dùng điện thoại di động. Hiện nay rất dễ nhận thấy một cô bán rau, một bác xe ôm, thậm chí cả những người giúp việc cũng sử dụng điện thoại di động. Hầu hết các sinh viên trước đây dùng điện thoại công cộng nay đã chuyển sang dùng điện thoại di động.
Do không bán được thẻ như thời gian đầu các doanh nghiệp không còn đủ tiền để đầu tư nâng cấp các bốt điện thoại công cộng nữa . Nài ra mỗi tháng các doanh nghiệp kinh doanh điện thoại công cộng phải trả hàng tỷ đồng tiền lương cho các nhân viên của họ.
Vậy có tiếp tục duy trì loại hình dịch vụ này hay không? Câu trả lời thuộc về các cơ quan chức năng.
Hà Linh & Thanh Thanh
Lớp báo mạng điện tử K28
Lớp báo mạng điện tử K28
Cùng chuyên mục
Bình luận