Phương pháp cũ, lò luyện thi vẫn "hút" học sinh

(Sóng Trẻ) -  Mặc dù có nhiều phản ánh về tình trạng quá tải của các lớp học cũng như chất lượng các buổi lên lớp của các lò luyện thi nhưng mỗi độ “vào mùa”, những lò luyện thi đại học vẫn luôn thu hút được đông đảo học sinh tham gia ôn luyện.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có rất nhiều các trung tâm luyện thi, thường tập trung tại các khu vực có nhiều trường đại học như: Cầu Giấy, Bách Khoa, Chùa Bộc,... Cuối tháng 4 đầu tháng 5 là thời điểm mà số lượng học sinh tìm đến với các trung tâm này tăng hơn hẳn vì đây là thời gian chuẩn bị cho kì thi tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng diễn ra hàng năm.

Đến với trung tâm luyện thi phần lớn là học sinh Trung học phổ thông ôn thi năm đầu, các học sinh “lớp 13” đã từng dự thi các kỳ tuyển sinh đại học trước nhưng không đỗ và một lượng ít hơn là các sinh viên đã, đang theo học các trường Đại học, Cao đẳng nhưng có nguyện vọng thi lại, thi thêm. Do nhu cầu lớn như vậy nên các trung tâm luyện thi đã trở thành “điểm nóng” được nhiều bạn chọn lựa trong mùa thi cử.

Phương pháp giảng dạy không mới

Chúng tôi tiến hành khảo sát trung tâm luyện thi của thầy Du (ngõ 105, Cầu Giấy) và thầy Thành, cô Thời (gần tòa nhà HITC, Cầu Giấy) cùng một số trung tâm luyện thi khác thì thấy rằng: Dạy và ôn theo chuyên đề, tập trung làm bài tập là phương pháp giảng dạy của hầu hết các trung tâm luyện thi đang áp dụng trong quá trình giảng dạy.


Bạn Thọ (Đông Anh, Hà Nội) là một học sinh “lớp13” của trung tâm luyện thi HITC, chia sẻ: “Phương pháp giảng dạy của các thầy cô chủ yếu là ôn theo chuyên đề, thầy cô cho rất nhiều bài tập về nhà và hôm sau lên lớp chữa”.

Còn bạn Sơn (Hòa Bình) cho rằng: “Với từng môn học khác nhau thì các thầy lại chú trọng vào lý thuyết và bài tập với mức độ khác nhau. Ví dụ như Toán thì thầy dạy ít lý thuyết nhưng Lý và Hóa lại dạy nhiều lý thuyết hơn”.

Trò chuyện với thầy Hoàn, giáo viên dạy toán của trung tâm tại HITC, được biết: Các giáo viên đã khái quát hóa nội dung kiến thức theo chuyên đề, dạy và ôn theo chuyên đề, đồng thời chữa các dạng bài tập của mỗi chuyên đề đó.

Có thể nói, phương pháp giảng dạy của hầu hết các trung tâm luyện thi là như nhau và không thay đổi qua các năm, vậy tại sao nó vẫn thu hút đông đảo học sinh tham gia ôn luyện?

Phương pháp cũ nhưng học vẫn hiệu quả

Đó là nhận xét chung của hầu hết các bạn sinh viên tham gia lớp ôn luyện của các trung tâm luyện thi.

Bạn Trang (Hà Tây) đang theo học ở trung tâm luyện thi của thầy Du nói: “Tôi thấy chị mình ngày trước học cũng thế này, bây giờ vẫn có thể mượn chị tài liệu để học những phần mà tôi không lên lớp nghe thầy giảng được”.

Còn bạn Sơn (Hòa Bình) lại cho rằng: “Mình thấy nội dung thi cử năm nào cũng giống nhau, nên phương pháp dạy không đổi cũng không sao, miễn là tiếp thu được”.

Những người đến lò luyện thi đa phần không có khả năng tự học, không thể tự tổng hợp được kiến thức cho mình. Ở các trung tâm luyện thi, học sinh được học theo chuyên đề, chữa các dạng bài tập, vì thế mức độ tiếp thu bài giảng trở nên dễ dàng hơn rất nhiểu so với việc học dàn trải kiến thức ở trường. Đó là tâm lí chung và cũng là lí do để các bạn học sinh tìm đến các lò luyện thi.

Bạn Sơn và Trinh (Cầu Giấy - Hà Nội) chọn trung tâm là nơi ôn tập, luyện thi là vì: “Học ở trung tâm thoải mái, không bị áp lực từ các thầy cô. Nhiều thầy cô hài hước lắm, thỉnh thoảng lại pha trò cho cả lớp tỉnh ngủ”.

Bạn Sơn (Hòa Bình) cũng chia sẻ: “Mình thấy đến trung tâm học chẳng có gì là không tốt cả, thầy có phương pháp dạy, mình học và hiểu thấy thoải mái là được, người ta có bắt mình đến học đâu”.

Còn Lan (Hà Nội) cho biết: “Đến đây học, mình được truyền đạt rất nhiều kinh nghiệm thi cử, đặc biệt thầy cô còn dạy cho các mẹo vặt để nhớ các công thức toán học, bảng tuần hoàn hóa học,… nói chung là mình cảm thấy thoải mái và học rất vào”.

Kiến thức mở rộng và khá sát đề

“Ở đây, kiến thức không chỉ được chia thành chuyên đề mà còn được các thầy cô mở rộng. Rất nhiều thứ hay ở trường không hề dạy, trong khi mình lại học được chúng khi đến trung tâm luyện thi này”, đó là lí do bạn Hường (Phú Thọ) chọn trung tâm là nơi luyện thi đại học.

Có thể thấy, các thầy cô dạy ở trung tâm đều đến từ các trường Đại học khá uy tín: ĐHSP Hà Nội, ĐH Quốc gia, ĐH Nại thương,… vì thế mà việc giảng dạy cũng như ra đề thi đều rất sát, thậm chí là trúng từ 80% - 90%.

Bạn Duyên (Khoái Châu - Hưng Yên) cũng có ý kiến như vậy: “Tớ thấy các anh chị khóa trước bảo, cuối đợt ôn, các thầy cô hay đoán đề, mà đoán khá trúng, vì thế mà tớ cất công lên tận đây để tầm sư học đạo”.

Bạn Trang, từng ôn thi ở trung tâm luyện thi HITC cho biết: “năm nái tớ ôn thi ở đây, thấy đề trúng khoảng 80%”.

Tỉ lệ đỗ đại học tương đối cao

Bước vào trung tâm, chúng ta dễ dàng quan sát thấy các bảng tin vinh danh các học sinh đã từng ôn luyện ở trung tâm và đỗ vào các trường đại học danh tiếng với số điểm rất cao. Đó là bằng chứng xác đáng nhất để các trung tâm luyện thi củng cố và gây dựng lòng tin từ các sĩ tử khi đã dám “chọn mặt gửi vàng” ở trung tâm của mình.

Nài ra, việc động viên, khuyến khích các học sinh thi đỗ đại học với mức điểm cao bằng một phần quà nho nhỏ cũng là “chiêu thức lấy lòng” của các trung tâm luyện thi đối với các bạn học sinh tham gia học tập, ôn luyện tại đây.

Hiện tại, để có thể phục vụ tốt cho việc ôn tập và thi đại học, học sinh có thể lựa chọn nhiều phương pháp: tự học thêm ở nhà, đi học thêm ở trường, thuê gia sư hay học trực tuyến trên mạng. Tuy nhiên, ôn luyện tại các trung tâm vẫn là sự lựa chọn đông đảo của các học sinh. Điều đó phần nào cho thấy, các trung tâm luyện thi có quy mô, cơ sở vẫn đang đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của học sinh và phụ huynh trong mỗi mùa thi cử.

 

                                                        Đào Lan Anh, Trần Thị Huyền Trang, Vũ Thị Thúy, Nguyễn Đức Anh Vũ

                                                                 Báo mạng điện tử K29

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN