RA MẮT CUỐN SÁCH “ LỜI NGUYỆN CẦU TỪ CHERNOBOYL
(Sóng Trẻ) - Chiều ngày 9/11, tại không gian Văn hóa Đông Tây, Làng sinh viên Hacinco ( 99 Ngụy Như Kon Tum, Hà Nội) đã diễn ra mắt cuốn sách dịch “ Lời nguyện cầu từ Chernobyl” do dịch giả Nguyễn Bích Lan chuyển ngữ. Tác phẩm nói về sự sống và cái chết của đồng bào Belarus trong thảm họa phóng xạ Chernobyl của nhà văn, nhà báo Svetlana Alexievich.
Tác phẩm “ Lời nguyện cầu từ Chernoboyl” của nhà văn Svetlana Alexievich do dịch giả Nguyễn Bích Lan chuyển ngữ.
“ Lời nguyện cầu từ Chernobyl” là một tác phẩm đáng giá của Svetlana Alexievich, nó như một ví dụ tiêu biểu cho thể loại phi - hư cấu song lại giàu sức lay động không thua kém một sáng tác văn chương có giá trị nào. Tác giả đã kiên trì và thầm lặng thực hiện những cuộc phỏng vấn với hơn 500 nhân chứng có liên quan đến thảm họa nhân loại tàn khốc này: lính cứu hỏa, đội cứu hộ, chính trị gia, nhà vật lý, nhà tâm lý và những thường dân. Nhìn từ góc độ chính trị, “có lẽ không phải cuộc cải tổ của rbachev, Chernobyl mới chính là nguyên nhân chính khiến Liên bang Xô viết sụp đổ” ( Political Affairs). Nhìn từ lăng kính xã hội, đây là quả bom m nhặt hơn 10 năm những nỗi đau “ tàn khốc và dữ dội” ( New York Times Book Review) khiến cả thế giới một lần nữa phải bàng hoàng. Với tác phẩm này, nhà văn Svetlana Alexievich được trao giải Nobel Văn học năm 2015.
Buổi ra mắt sách có sự góp mặt của các nhà văn, nhà báo và đông đảo các bạn độc giả.
Buổi ra mắt có sự hiện diện của dịch giả Nguyễn Bích Lan, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhà văn Trang Hạ, bà Khúc Thị Hoa Phượng- Tổng Biên tập NXB Phụ nữ, Đại tá PGS. TS Lê Văn Đông và đông đảo nhà văn, nhà báo và các bạn độc giả.
Dịch giả Nguyễn Bích Lan (ngồi thứ hai từ trái sang phải).
Dịch giả Nguyễn Bích Lan ví mình như người thợ cày gieo hạt trên cánh đồng chữ và tác phẩm “ Lời nguyện cầu từ Chernobyl” là một “ nguồn lúa mới”- là cuốn sách quan trọng nhất trong cuộc đời chị. Chị cũng chia sẻ lý do thôi thúc mình dịch tác phẩm: “ Hiện tại tôi không có thời gian để dịch những tiểu thuyết tình yêu viễn tưởng, tôi muốn dịch những thứ thực tế. Câu chuyện hạt nhân chưa kết thúc và có thể mở rộng ở bất cứ nước nào đặc biệt là nước ta. Không ai có thể đảm bảo một nhà máy hạt nhân không bao giờ rò rỉ, vì vậy cần trang bị những kiến thức tối thiểu về hạt nhân. Điều đặc biệt là giữa Chernobyl- vùng đất chết, người ta vẫn sống và tình người, tình yêu vẫn tồn tại nơi đây”.
Ảnh 4: Nhà văn Đỗ Quý Toàn phát biểu chúc mừng.
Nhà văn Đỗ Quý Toàn phát biểu chúc mừng tại buổi ra mắt sách của Nguyễn Bích Lan và khen ngợi “ Bích Lan đã trưởng thành hơn các thế hệ đi trước”.
Chị Khúc Thị Hoa Phượng-Tổng Biên tập báo Phụ nữ cũng chia sẻ: NXB luôn kiên trì trên con đường nói lên tiếng nói của phụ nữ, tiếng nói phản chiến, cầu hòa bình và nhân văn. Cuốn sách mang thông điệp: thức tỉnh lương tri, lương tâm của những nhà cầm quyền về sự trung thực”.
Độc giả Trần Thị Thu Hoài chia sẻ cảm xúc sau khi đọc cuốn sách.
Chị Trần Thị Thu Hoài ( độc giả- Giảng viên của trường ĐH Kinh tế Quốc dân) chia sẻ sự xúc động của mình về “ Lời nguyện cầu từ Chernobyl”- cuốn sách tuyệt vời nhất trong cuộc đời đọc sách của chị.
Phạm Mơ