Sinh viên ký cam kết không sử dụng sừng tê giác

(Sóng trẻ) - Hiện nay, 4 trong số 5 loài tê giác duy nhất còn sót lại trên thế giới đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng do nạn săn bắn bất hợp pháp. Xuất phát từ những hiểu lầm về công dụng chữa bệnh của chúng, sừng tê giác khiến nhiều người tin rằng đây là liều thuốc chữa bách bệnh, có thể giúp giảm sốt, giải rượu, chữa thấp khớp… 

Trước thực trạng đáng buồn đó, đã có một số những chiến dịch, cuộc thi nhằm tăng cường nhận thức về bảo tồn các loài hoang dã nói chung và tê giác nói riêng như: chiến dịch “chấm dứt sử dụng sừng tê giác”, cuộc thi “vẽ móng tay cứu tê giác”… Và dự án “Ký cam kết không sử dụng sừng tê giác” là một trong chương trình vô cùng thiết thực được triển khai trong tầng lớp sinh viên. Chương trình được sự phối hợp tổ chức của nhà trường, Đoàn thanh niên ĐH Nại thương, Cơ quan quản lý Cites Việt Nam, Humane Society International cùng Câu lạc bộ 350 Việt Nam. Với hình thức triển lãm tranh ảnh mang thông điệp về bảo vệ môi trường nói chung và tê giác nói riêng.

Trong vòng 7 ngày từ 16/4 đến ngày 22/4/2015, tại sảnh nhà B với hoạt động thu thập 10000 chữ kí cam kết chương trình đã thu hút được sự tham gia của hơn 1000 sinh viên trong trường và rất nhiều các bạn trẻ trên địa bạn Hà Nội. Đến với chương trình, các bạn được tham gia vào các mini game, nhận những phần quà nhỏ từ 350 Việt Nam kèm theo một note về thực trạng sử dụng sừng tê giác.

Sinh viên – thế hệ trẻ cũng chính là những người lãnh đạo tương lai, bởi vậy đứng trước nguy cơ tài nguyên thiên nhiên bị đe dọa, tuyệt đối không được phép thờ ơ. Sinh viên nói chung có vai trò đặc biệt quan trọng trong các chiến dịch bảo vệ hệ sinh thái, mà ở đây là bảo vệ loài tê giác. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và lan tỏa hành động  trước hết phải đến từ phía các bạn sinh viên. Thế hệ trẻ – sinh viên cần thiết phải có trách nhiệm, có những hành động đúng đắn trong vấn đề bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ môi trường, bảo vệ tương lai bền vững phát triển.

“Ký cam kết không sử dụng sừng tê giác” thực sự là một chương trình ý nghĩa ́p phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ về vấn đề bảo vệ môi trường khi mà những loài động vật hoang dã đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng bởi nhận thức sai lệch và những hành động vô ý thức của co người. Nhận thức thay đổi kéo theo hành động thay đổi. Thông điệp đó của chương trình sẽ không chỉ dừng lại trong phạm vi trường Đại học Nại thương mà còn được nhân rộng trên phạm vi Hà Nội và tương lai là nâng cao tầm văn hóa chung của người Việt Nam. Hãy cùng hành động để chấm dứt sử dụng sừng tê giác.

Các bức ảnh tại sự kiện:

41ccd09dd_anh_1.jpg

41ccd09dd_anh_2.jpg

41ccd09dd_anh_3.jpg

41ccd09dd_anh_4.jpg

Lê Thị Thiên Nga
Truyền hình K32A2
Nội dung box.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN