Sinh viên làm thêm: Khi Chất chưa đi đôi với Lượng

(Sóng trẻ) - Không thể phủ nhận việc các bạn sinh viên luôn là những người cố gắng đi làm thêm nhằm thu thập thêm kinh nghiệm và cân bằng tài chính, là những người hoàn thành công việc hiệu quả nhất có thể. Thế nhưng vẫn tồn tại một bộ phận những sinh viên khác đang góp phần làm xấu đi hình ảnh sinh viên đi làm thêm.

Khi giờ dạy thêm thành giờ… ngủ của gia sư

Gia sư là công việc làm thêm phổ biến đối với các bạn sinh viên. Các gia sư sư phạm hầu như đều nhận kèm học sinh tại nhà và trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy nên, có lúc các gia sư đi dạy vào thời điểm có phụ huynh tại nhà, nhưng cũng có khi là thời điểm chỉ có học sinh ở nhà. Điều này đã dẫn đến một số tình huống đáng buồn từ các bạn sinh viên đối với các phụ huynh học sinh. 

Cô Phương (Bạch Đằng - Hà Nội) có cô con gái học lớp 8 chia sẻ: “Cô có mời một bạn sinh viên đến để kèm em nhà cô môn Hóa. Vì con bé học trên trường buổi sáng và đi học thêm buổi tối nên bạn gia sư đến dạy vào buổi chiều. Cô đi làm nên cũng không để ý lắm, nghĩ hai chị em học là ổn. Thế nhưng, một hôm cô có việc về nhà buổi chiều, lên gác xem hai đứa bảo ban nhau học hành ra sao thì thấy bạn gia sư đang... ngủ trên giường con gái cô! Cô cũng không biết phải làm sao. Tiễn bạn ấy về, cô gặng hỏi con gái mới phát hiện ra: Học 3 tiếng, hai chị em ăn uống linh tinh ở nhà mất 1 tiếng, chị gia sư bảo cho chị ngủ 1 tiếng, còn lại 1 tiếng mới bắt đầu dạy học!!

Không chỉ một mình cô Phương, nhiều phụ huynh cũng có phàn nàn khi một số bạn sinh viên khi đi dạy gia sư thường hay làm việc riêng, nhắn tin, online bằng điện thoại hay thậm chí nói chuyện với chính những học sinh của mình, khiến các phụ huynh nghi ngại về chất lượng học tập và sợ sẽ gây ảnh hưởng tới con cái mình.

Gian lận trong công việc làm thêm.

Phục vụ hay làm việc tại những quán đồ ăn, uống hay những khu vui chơi giải trí cũng là những công việc mà các bạn sinh viên thường làm. Và cũng chính từ những công việc này, một số các bạn sinh viên làm thêm, vì muốn kiếm lời bên cạnh lương công việc của mình đã có hành vi gian lận trong công việc, dẫn đến việc gây ảnh hương không nhỏ tới chủ của các cửa hàng này.

Rạp chiếu phim là nơi thu hút nhiều đối tượng sinh viên tới làm việc nhất. Tại đây cũng là nơi mà rất nhiều sinh viên, trước lời “chỉ dẫn” của các anh chị, các bạn cùng làm mà đã quyết định gian lận để nhằm “kiếm thêm thu nhập cho mình. S., một sinh viên làm thêm tại rạp phim hơn 2 năm nay thừa nhận, việc gian lận trong các rạp chiếu phim là hoàn toàn có. S. kể: “Ở rạp chiếu phim, bên cạnh việc bán vé, các món đồ giải khát và ăn uống như bỏng ngô, bimbim, nước cũng được bày bán. Lợi dụng việc nhiều khi các rạp chiếu phim đông khách quá, nhiều bạn đã có hành vi gian lận để kiếm lời thêm. Giả dụ như, một ca làm bạn A bán được 90 suất bỏng, thì bạn chỉ thông báo là bán được 70 suất thôi chẳng hạn. Số tiền chênh lệch sẽ được đút túi riêng”.

c3c3bde20_anh1.jpeg

Vấn nạn này xảy ra, mặc dù các rạp chiếu phim đã có những biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn những hành vi gian lận trong môi trường làm việc như: theo dõi qua camera, có những buổi training, hay có sự giám sát từ chính đội ngũ nhân viên nhưng những hành động như vậy vấn diễn ra. S. còn kể rằng, có bạn nhân viên, khi không cẩn thận đã bị mất chiếc điện thoại khá giá trị. Thế nhưng nhờ những hành vi gian lận này, chỉ sau 2 tháng, bạn này đã có thể mua một chiếc điện thoại mới còn “xịn” hơn chiếc cũ. Đây là thực trạng đang diễn ra tại rất nhiều điểm rạp trên thành phố Hà Nội.

"Đi đêm lắm có ngày gặp ma"

Những hành vi gian lận hay gian dối như vậy, không sớm thì muộn cũng sẽ được phơi bày. Những “nhân viên” này khi bị phát hiện cũng sẽ được xử lý nghiêm khắc. 

Cô Phương sau khi biết được tình hình gia sư như vậy, đã từ chối không để bạn sinh viên kia tiếp tục dạy con gái mình, và sau đó, có sự quy định giờ giấc nghiêm ngặt hơn để theo dõi, kiểm tra quá trình học tập của con sau này. Với những bạn sinh viên gian lận tại các rạp chiếu phim, khi bị phát hiện, đều đã bị quản lý yêu cầu nghỉ việc, đôi khi là bị yêu cầu đền bù những tổn thất mà mình gây ra. 

Mặc dù không phải tất cả những sinh viên đi làm thêm đều có những hành động sai trái như vậy, nhưng đây cũng là một khía cạnh cho thấy những bất cập trong quá trình đi làm thêm của sinh viên: Lượng nhiều, nhưng không đi đôi với Chất. Hi vọng những câu chuyện trên sẽ không còn tái diễn hay xuất hiện, để sinh viên đi làm thêm không còn bị hiểu nhầm hay nghi ngờ nữa.

Hà Bảo Khanh
Lớp: Truyền hình K32A2
(ảnh: Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN