Sinh viên và bài toàn nhà trọ
(Sóng Trẻ) - Vấn đề nhà trọ luôn là bài toán nan giải đối với sinh viên. Không chỉ là giá cả, còn nhiều bất công nảy sinh với chủ nhà mà sinh viên luôn là người thua cuộc.
Chỉ trong một vài tháng trở lại đây, rất nhiều các nhà trọ đã đồng loạt tăng giá một cách chóng mặt, từ tiền nhà, điện, nước đến cả tiền gửi xe. Trong khi đó, tiền chu cấp mỗi tháng của sinh viên không nhiều, ngay cả đối với những bạn đi làm thêm thì thu nhập đó cũng không thấm tháp gì so với thời “cái gì cũng tăng” như hiện nay.
Bạn Minh Nguyệt (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) tâm sự: “Trong 7 tháng mà mình chuyển nhà tới 3 lần vì tiền nhà nặng quá. Cái nhà trước giá 1 triệu 700 nghìn, trong khi trước đó một tháng giá mới chỉ có 1 triệu 200 nghìn, và tháng 7 vừa rồi tăng tới 2 triệu 200 nghìn rồi”.
Sinh viên đi tìm nhà trọ
Trước thời điểm tân sinh viên chuẩn bị nhập học, các chủ nhà trọ đua nhau sửa lại hoặc xây nhà mới và câu chuyên về tăng giá nhà trọ sẽ lại tiếp tục.
Tuy nhiên, bài toán nhà trọ không chỉ dừng lại ở giá leo thang mà còn phát sinh thêm những vấn đề mới. Nhiều chủ nhà trọ hiện nay còn yêu cầu kí hợp đồng thuê nhà và đặt cọc tiền trước khi chuyển đến.
Hợp đồng có thể trong 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc vài năm và phải đặt cọc một khoản tiền nhất định theo mức mà chủ nhà đưa ra. Nếu tự ý chuyển nhà đồng nghĩa với phá hợp đồng, sinh viên sẽ mất số tiền đặt cọc. Còn nếu chủ nhà tự ý phá hợp đồng, tiền đặt cọc sẽ trả lại mà không chịu bất cứ khoản bồi thường nào.
Thậm chí, còn có tình trạng chủ nhà trọ bắt đóng tất cả tiền nhà, điện, nước trong 3 tháng, nhưng nếu sinh viên chuyển đi khi chưa hết khoảng thời gian đó thì họ không trả lại bất kì một khoản nào. Suy cho cùng, sinh viên chính là những người chịu thiệt song họ cũng đành ngậm ngùi chấp nhận sự vô lí đó nếu muốn tìm được một chỗ ở mà mình có khả năng chi trả.
Đây mới chỉ là một trong rất nhiều những bài toán khó tìm lời giải đáp đối với sinh viên. Nhưng nó sẽ luôn tồn tại và buộc các bạn sinh viên phải vượt qua và tự tìm hướng giải quyết riêng cho chính mình.
Chỉ trong một vài tháng trở lại đây, rất nhiều các nhà trọ đã đồng loạt tăng giá một cách chóng mặt, từ tiền nhà, điện, nước đến cả tiền gửi xe. Trong khi đó, tiền chu cấp mỗi tháng của sinh viên không nhiều, ngay cả đối với những bạn đi làm thêm thì thu nhập đó cũng không thấm tháp gì so với thời “cái gì cũng tăng” như hiện nay.
Bạn Minh Nguyệt (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) tâm sự: “Trong 7 tháng mà mình chuyển nhà tới 3 lần vì tiền nhà nặng quá. Cái nhà trước giá 1 triệu 700 nghìn, trong khi trước đó một tháng giá mới chỉ có 1 triệu 200 nghìn, và tháng 7 vừa rồi tăng tới 2 triệu 200 nghìn rồi”.
Sinh viên đi tìm nhà trọ
Trước thời điểm tân sinh viên chuẩn bị nhập học, các chủ nhà trọ đua nhau sửa lại hoặc xây nhà mới và câu chuyên về tăng giá nhà trọ sẽ lại tiếp tục.
Tuy nhiên, bài toán nhà trọ không chỉ dừng lại ở giá leo thang mà còn phát sinh thêm những vấn đề mới. Nhiều chủ nhà trọ hiện nay còn yêu cầu kí hợp đồng thuê nhà và đặt cọc tiền trước khi chuyển đến.
Hợp đồng có thể trong 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc vài năm và phải đặt cọc một khoản tiền nhất định theo mức mà chủ nhà đưa ra. Nếu tự ý chuyển nhà đồng nghĩa với phá hợp đồng, sinh viên sẽ mất số tiền đặt cọc. Còn nếu chủ nhà tự ý phá hợp đồng, tiền đặt cọc sẽ trả lại mà không chịu bất cứ khoản bồi thường nào.
Thậm chí, còn có tình trạng chủ nhà trọ bắt đóng tất cả tiền nhà, điện, nước trong 3 tháng, nhưng nếu sinh viên chuyển đi khi chưa hết khoảng thời gian đó thì họ không trả lại bất kì một khoản nào. Suy cho cùng, sinh viên chính là những người chịu thiệt song họ cũng đành ngậm ngùi chấp nhận sự vô lí đó nếu muốn tìm được một chỗ ở mà mình có khả năng chi trả.
Đây mới chỉ là một trong rất nhiều những bài toán khó tìm lời giải đáp đối với sinh viên. Nhưng nó sẽ luôn tồn tại và buộc các bạn sinh viên phải vượt qua và tự tìm hướng giải quyết riêng cho chính mình.
Phạm Ngọc Diệp
Lớp Truyền hình K.29A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Truyền hình K.29A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận