Sông Nhuệ ô nhiễm nặng

(Sóng trẻ)Dòng sông Nhuệ ở quận Nam Từ Liêm ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, mùi bốc lên nồng nặc đến cả những người đi đường cũng thấy khó chịu. Bọt trắng nổi trên mặt nước, màu nước đen ngòm khiến cho không một loài cá nào có thể sống được tại con sông này.


"Sông Tô Lịch" thứ hai


Con sông dưới cầu Diễn ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Trước kia đây là một dòng sông tươi mát, nước trong vắt còn bây giờ người đi bộ trên cầu cũng ngửi thấy những mùi khó chịu bốc lên. Đứng trên cầu nhìn xuống là một loạt những bọt trắng trôi theo dòng nước, màu nươc đen ngòm, ven bờ là rác thải… Mọi người đi qua đây đều cảm thấy như đang đi qua một "sông Tô Lịch" thứ hai của thành phố Thủ đô.


cd7703ea5_ananh1.jpg

Dòng sông Nhuệ đầy những rác thải, bọt trắng nổi lên


Nơi đây đã trở thành sông “chết”, không một loại cá, tôm nào có thể sống như sông Tô Lịch. Nước ở đây cũng không thể dùng để tưới tiêu hay làm gì được. Dòng sông đã dần trở thành một bãi rác lớn của Hà Nội, mọi người vẫn xả rác ra hằng ngày.


Bạn Trần Hạnh (Lớp Thông tin Đối nại 32, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) trọ gần sông chia sẻ: “Mình thường xuyên đi học  qua dòng sông này, mỗi lần đi qua mình đều phải đạp xe thật nhanh bởi mùi từ dưới bốc lên thật là kinh khủng. Mình không thể chịu được mùi này, không biết các hộ gia đình ven sông sống thế nào được nữa”.


Theo báo cáo hiện trạng môi trường hiện nay, chất lượng nước của nhiều đoạn sông Nhuệ bị ô nhiễm tới mức báo động và gia tăng vào mùa khô. Đoạn sông Nhuệ ở dưới cầu Diễn chỉ tiêu về chất lượng chất lượng nước cho phép vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần. Vào mùa khô, mức ô nhiễm càng trở nên trầm trọng.


48d6cfd44_anh2.jpg

Cận cảnh những bọt trắng trên mặt sông


Tất cả đều có lỗi


Chịu trách nhiệm cho dòng sông Nhuệ của hôm nay là nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, phải kể đến rác thải và nước thải tại các khu công nghiệp ở Hà Nội. Các chất thải chưa qua xử lý đã thải trực tiếp ra sông. Chính vì thế làm cho dòng sông trở nên ô nhiễm ngày một nặng nề hơn. Nước có một màu đen kịt và có mùi khó chịu, rác thì chất đống ở ven bờ.


Hộ gia đình xung quanh sông Nhuệ cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng ô nhiễm trầm trọng này. Các hộ gia đình xả các rác thải sinh hoạt trực tiếp xuống lòng sông. Sự thiếu ý thức này đã góp phần trong việc làm cho sông Nhuệ trở thành bãi rác công cộng, "sông Tô Lịch" thứ hai.


Nài ra, dòng sông này nối liền với sông Tô Lịch nên nó cũng bị ảnh hưởng nguồn nước, nước thối cũng từ sông Tô Lịch mà ra.


48d6cfd44_anh3.jpg

Rác thải từ các hộ gia đình đưa hết ra sông


Cần lắm một sự chung tay


Sông Nhuệ đang oằn mình gánh chịu lượng rác, nước thải ngày càng nhiều ở thành phố Hà Nội. Nhưng con người vẫn hằng ngày, hằng giờ thải ra những chất là ô nhiễm nặng hơn. 


Vào năm 2009, Chính phủ ban hành Quyết định số 1435/QĐ – TTg quyết định thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, cùng với đó đề ra “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy 2020”. Đề án đến nay đã được năm, sáu năm nhưng không thực hiên được, để dòng sông ngày càng ô nhiễm một trầm trọng hơn.


Chính ý thức của con người đã làm ô nhiễm dòng sông đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của các hộ gia đình ven bờ sông Nhuệ bởi khó chịu với mùi nông nặc bốc lên từ dòng sông này. Chị Bình, người sống ở ven sông Nhuệ cho biết: “Mùi thối của nước con sông này bốc lên làm gia đình tôi thấy khó chịu nhưng mà biết đi đâu được, chúng tôi ở đây đành phải chấp nhận thôi”.


Biện pháp nào để trả lại dòng sông trong sạch như xưa? Câu hỏi này rất cần các cơ quan chức trách và người dân vào cuộc, để tìm ra câu trả lời và cứu lấy dòng sông Nhuệ.


Nguyễn Thơm

Báo Mạng điện tử K32

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN