Sóng Trẻ - Môi trường thực hành cho sinh viên Báo chí

(Sóng Trẻ) - Chủ động viết báo ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường là phương pháp rèn nghề cần thiết với sinh viên báo chí. Sóng Trẻ chính là nơi giúp các bạn sinh viên ngành Báo nói riêng và các bạn yêu thích nghề báo nói chung rèn luyện khả năng viết báo của mình.

Môi trường rèn nghề thiết thực

Sóng Trẻ, trang tin điện tử của khoa Phát thanh - Truyền hình – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2008. Với mục đích tạo ra môi trường để sinh viên thực hành các kỹ năng viết bài được học trên lớp. Sóng Trẻ mang đến cơ hội cho tất cả các sinh viên trong và nài Học viện.

Đặc biệt, Sóng Trẻ có rất nhiều chuyên mục phong phú để các bạn thể hiện sở trường viết báo cá nhân ở các lĩnh vực. Nói về điều này, bạn Nguyễn Thị Huyền, lớp Phát thanh K31 cho biết: “Mình đi ra nài đường gặp rất nhiều đề tài trong cuộc sống. Mỗi đề tài mình lại gửi cho các chuyên mục khác nhau của Sóng Trẻ. Bởi trang có nhiều chuyên mục như học đường, giới trẻ, đời sống, văn hóa, thể thao, chuyện nghề hay những bài cảm văn nghệ, giải trí”.

“Chỉ cần bài viết của mình có góc độ đề tài tốt, phù hợp, đảm bảo nhất định về nội dung, không sao chép trên mạng. Và kèm theo những bức ảnh do chính tay mình chụp hoặc minh họa trích nguồn thì đều có thể có cơ hội được đăng". Đó là chia sẻ của bạn Nguyễn Thị Trang, quản lý xã hội k31, một sinh viên không thuộc chuyên ngành Báo chí nhận xét. 

                de9242979_anh1.jpg
                                            Sinh viên tận dụng cơ hội thực hành ngay tại trường

Tham gia viết bài cho Sóng Trẻ, sinh viên báo chí được rèn luyện kỹ năng viết bài, kỹ năng tin học và thể hiện sự đam mê với nghề. Nài ra, thông qua trang web các bạn còn được cung cấp những thông tin về nghề báo, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí.

Cùng với đó, các bạn còn được hướng dẫn về cách viết nếu bài viết chưa đạt yêu cầu. Điều này đã được duy trì kể từ khi Sóng Trẻ thành lập cho đến bây giờ. Một cựu sinh viên đã từng cộng tác với Sóng Trẻ, chị Đào Lan Anh, (Báo Mạng điện tử K.29) cho biết: “Nhiều lần mình gửi bài cho Sóng trẻ, có bài còn sơ sài. Mình được các bạn trong ban biên tập phản hồi mail lại và hướng dẫn lại cách viết để bài được đăng. Từ đó mình rút ra nhiều kinh nghiệm làm báo lắm”.

Đồng thời để thu hút sự tham gia của sinh viên nhiều hơn, trang điện tử này có những ưu tiên nhất định cho cộng tác viên. Đó là tiền nhuận bút hàng tháng và điểm thưởng. Với một số lượng bài nhất định các bạn được xét điểm rèn luyện phục vụ cho công tác học tập.

Nhiều sinh viên chưa biết tận dụng cơ hội

Mục đích của Sóng trẻ khá rõ ràng nhưng nhiều bạn chưa biết tận dụng cơ hội rèn nghề tại trường. Bạn Hồng Trang, xuất bản k32 chia sẻ : “Năm đầu mình cũng hào hứng tham gia viết bài cho Sóng Trẻ nhưng về sau do học hành, làm thêm bên nài mà mình không viết bài cho Sóng Trẻ nữa”. Cũng là lý do không có nhiều thời gian, lịch học kín tuần nên bạn Cao Thị Sơn, Phát thanh k31 cũng chỉ viết cho Sóng Trẻ trong thời gian đầu của năm thứ nhất. 


Bên cạnh đó, rất nhiều sinh viên chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc rèn nghề ở trang Sóng Trẻ. Nhiều bạn vẫn chỉ nghĩ khá đơn giản là yêu cầu của môn học, chứ không phải là việc mình được viết bằng đam mê, sở thích và được trải nghiệm môi trường làm việc của báo mạng điện tử. 

Những kỳ vọng…

Nhiều bạn sinh viên cũng đưa ra quan điểm và sự kỳ vọng của mình với Sóng Trẻ. Trong số đó có rất nhiều bạn đã từng cộng tác viết bài cho báo. Các bạn mong muốn trang tin sẽ cập nhật nhanh chóng hơn các tin tức, các sự kiện của trường, đồng thời mở rộng đề tài ra bên nài Học viện. 

Bạn Lê Minh Quân (KHXH&NV-ĐHQGHN) cho biết: “Mình đã từng biết và cộng tác với Sóng Trẻ, mình thấy trang báo thực sự là môi trường tốt để những sinh viên Báo chí có thể rèn luyện cách viết. Tuy nhiên, mình thấy Sóng Trẻ mới chỉ tạo được tầm ảnh hưởng trong phạm vi Học viện, ít thông tin bên nài và độ cập nhật thông tin chưa cao, có tin mình gửi 2-3 ngày mới được đăng, như vậy tin không còn “nóng” nữa. Mình mong muốn, Sóng Trẻ trong thời gian tới sẽ mang tới nhiều thông tin hơn, nhanh hơn nữa tới độc giả.”

Tạm kết

“Học đi đôi với hành” là phương pháp học hiệu quả nhất, đặc biệt với sinh viên báo chí. Vì vậy các bạn hãy tận dụng cơ hội từ chính Sóng Trẻ để có những tác phẩm báo chí của riêng mình và những kinh nghiệm nghề nghiệp nhất định.
Trịnh Trang
Lớp Phát thanh k31
Ảnh: nguồn internet


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN