Sống xanh không chỉ dừng lại ở trào lưu, hãy biến nó thành thói que

(Sóng trẻ) - Bắt nguồn từ nước nài, #ChallengeForChange hay "Trào lưu dọn rác" đang được giới trẻ Việt Nam hưởng ứng nhiệt tình, hiện thực hóa bằng những hành động đầy ý nghĩa, góp phần lan toả lối sống văn minh, tích cực.

66d6e057b_3.jpg

 Một nhóm các bạn trẻ Đà Nẵng đã đạp 85 km đèo núi để dọn sạch bãi rác trên đỉnh dốc Kiền

Trào lưu bắt nguồn từ thực trạng rác thải

Thời gian gần đây, có thể nói #ChallengeForChange (tạm dịch: Thách thức để thay đổi) là hashtag được chia sẻ và hưởng ứng nhiều nhất trên mạng xã hội. Được khởi xướng từ tài khoản Facebook Byron Roman ngày 5/3, "Trào lưu dọn rác" có mục đích kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng về việc xả rác thải. Đây là một hành động văn minh, tích cực, nhất là trong thời điểm rác thải đang trở thành vấn đề nóng hổi trên toàn thế giới.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày. Vì thế, phong trào không chỉ được giới trẻ tại nhiều nước trên thế giới hưởng ứng mà còn lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng mạng Việt, được nhiều bạn trẻ hiện thực hóa bằng hành động dọn dẹp rác quy mô nhỏ lẻ quanh khu vực nơi mình sống. 

Vừa qua, một con cá nhà táng mang thai đã chết với gần 23 kg nhựa trong bụng - cái chết thứ hai (vì nhựa) trong tháng. Con cá chết dạt vào bờ biển Porto Cervo ở Sardinia (Ý) tuần trước với 23kg nhựa trong bụng. Mặc dù nguyên nhân cái chết không chắc chắn, nhưng những thứ trong bụng cá là ống nhựa xoắn, đĩa nhựa, túi mua sắm, dây câu cá bị rối và bao bì của chất tẩy rửa với nhãn hiệu và mã vạch còn đọc được. Đáng buồn hơn, con cá voi đang mang thai. Cá thể này đã xảy thai trước khi bị dạt lên bờ. Bào thai đang trong tình trạng phân hủy ban đầu. Đây là một trong ít nhất năm con cá voi đã chết vì nhựa trên khắp thế giới trong hai năm qua. 

Tháng trước, ở Philippines, nơi một con cá voi mõm khoằm Cuvier dạt lên bờ, chết với gần 40kg nhựa trong bụng. Con cá voi có quá nhiều nhựa trong hệ tiêu hóa đến nỗi nó không thể lấy chất dinh dưỡng từ thức ăn, chết vì mất nước và đói sau khi nôn ra máu. Theo Liên Hợp Quốc, trung bình, 8 triệu tấn nhựa vào đại dương mỗi năm, mặc dù số lượng tối đa có thể gần hơn với 12,7 triệu tấn. Đây quả thật là một con số đáng buồn, báo động về tình trạng rác “nuốt chửng” đất liền, “xâm lấn” đại dương, môi trường đang bị “chôn vùi” trong rác thải nhựa. 

Biến trào lưu trở thành thói quen

Trước thực trạng đau xót nêu trên, hành động lan tỏa lối sống xanh tích cực đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của người dân. Mọi người cảm thấy tự hào khi nhìn thấy những người trẻ cũng lao động, dọn dẹp và biết quan tâm đến môi trường. Hành động thay vì chỉ hô hào, khẩu hiệu, "Trào lưu dọn rác" đang thực sự cho thấy hiệu quả. Mới đây, một nhóm các bạn trẻ Đà Nẵng đã đạp 85 km đèo núi để dọn sạch bãi rác trên đỉnh dốc Kiền hay vô số lối sống xanh khác đã thực hiện quy mô lớn nhỏ trên khắp Việt Nam. Theo những người thực hiện thử thách này, họ làm vì thấy cần thiết, chứ không phải do ai thử thách, áp đặt, càng không có ý định khoe lên mạng xã hội để lấy thành tích. Tất cả đều vì một thành phố Xanh – Sạch – Đẹp, đúng như tôn chỉ ban đầu mà thử thách đặt ra.

66d6e057b_514418_10218186123025181_8116550074093273088_o.jpg

  Bãi rác trên đỉnh dốc Kiền trước khi được dọn

66d6e057b_522565_10218186124065207_4210929062488571904_n.jpg

Bãi rác trên đỉnh dốc Kiền đã được dọn sạch

Bên cạnh các trào lưu trên mạng xã hội bị phê phán khi đi theo hướng tiêu cự như thử thách cá voi xanh, thử thách ăn viên giặt tẩy hay các nhóm, hội anti-vaccine... để lại hậu quả xấu cho cả người tham gia cũng như xã hội. Thì thử thách dọn rác lại là số ít trào lưu nhận được sự ủng hộ, quan tâm và mang lợi ích xã hội cho cộng đồng.

Khi trào lưu mới du nhập vào Việt Nam, nhiều người cho rằng đó là thử thách hay ho, thú vị, lại giúp ích cho môi trường, và rất nhiều bạn hào hứng thực hiện theo. Nói là vậy, nhưng thực hành chẳng hề dễ dàng bởi hai điều cơ bản: những “núi rác” ở Việt Nam chẳng hề nhỏ bé, dễ dọn nhất là với “dân nghiệp dư” ít khi dọn dẹp, lại chẳng đủ đồ nghề. Chẳng vậy mà vệ sinh môi trường luôn được xếp vào ngành nghề nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ cực nhiều. Vì thế, nhiều bạn trẻ chưa đủ kiến thức, chỉ làm theo phong trào, dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Không nên chạy theo trào lưu khi bản thân chưa sẵn sàng, mọi hành động đều có mặt tích cực và tiêu cực, hiểu biết và ý thức trước khi muốn bảo vệ môi trường.

Tự hỏi, nếu chỉ là trào lưu, thì sẽ có lúc nó chìm xuống. Vậy phải làm thế nào để biến trào lưu thành thói quen, ý thức? Trước hành động ý nghĩa vừa qua, nhiều tổ chức, ban ngành đã đăng tải những tấm gương thiết thực, kêu gọi người trẻ nói riêng và người Việt Nam nói chung cùng chung tay dọn rác như một phần của đời sống hàng ngày. Hãy biến nó thành thói quen, không vứt rác bừa bãi, hạn chế sử dụng túi nylon, đồ nhựa mà hãy tích cực sử dụng các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường. Đó mới chính là lối sống xanh tích cực mà xã hội nên hướng tới, không chỉ dừng lại ở hai chữ “trào lưu” hay “thử thách”. 

Huyền Vy


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN