Sự khác nhau giữa mâm ngũ quả ba miề

(Sóng trẻ) - Ngày Tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu mâm ngũ quả. Đó là hình ảnh thể hiện lòng thành kính với những người đã mất và biểu trưng cho việc cầu may mắn, bình an đến với gia đình. Tuy cùng là mâm ngũ quả nhưng mỗi vùng miền lại có một cách bài trí và lựa chọn các loại khác nhau chứ không theo một “luật" chung nào cả.

Mâm ngũ quả thường là một chiếc mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân và được gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bồng thì có thể đặt trên một chiếc đĩa to. Theo đúng cái tên của nó, “ngũ quả” có nghĩa là trên mâm có 5 loại quả mang màu sắc khác nhau. Mỗi loại quả mang mùi vị riêng và mang ý nghĩa nhất định.

18b3b7cae_cachbaymamnguqua9.jpg
Mẫm ngũ quả không thể thiếu trong ngày Tết (ảnh: Internet)

Mỗi miền mỗi khác tùy vào đặc trưng khí hậu, sản vật và quan niệm riêng, nhưng tựu chung, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp văn hóa dân tộc, của ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt.
 
Ngũ quả miền Bắc 

Miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và có đủ bốn mùa nên các loại quả có vẻ phong phú và đa dạng. Cho nên hầu như tất cả các loại quả đều có thể đặt lên bàn thờ miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được. Khi đời sống con người được nâng cao thì cách trưng bày càng được chăm chút, bắt mắt với những sáng tạo độc đáo với nhiều loại quả tạo màu sắc “hòa quyện” mà lại bổ. Tuy nhiên 5 loại quả thường xuất hiện: chuối, Phật thủ hay bưởi, đào, quýt, táo. Nải chuối sẽ được đặt ở dưới cùng, ở giữa  như bàn tay hứng lấy những gì tinh túy nhất. Màu xanh của chuối tượng trưng cho sự tràn trề nhựa sống của mùa Xuân. 

Nằm trong lòng sắc xanh ấy có thể là quả bưởi hoặc quả Phật thủ có sắc vàng. Lý do đặt Phật thủ ở giữa vì loại quả này có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay, được trưng lên bàn thờ tổ tiên với niềm hi vọng cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc ban lộc. Nếu không tìm được Phật thủ thì có thể đặt quả bưởi vàng căng tròn, tràn đầy, hứa hẹn sự may mắn.

Tiếp sau đó là ba loại quả mang màu sắc khác nhau và tượng trưng cho những điều khác nhau. Nếu quả đào tượng trưng cho sắc hồng thể hiện sự thăng tiến, thành đạt, thì táo mang màu đỏ có nghĩa là phú quý, giàu sang, màu vàng thắm của quýt hi vọng năm mới đầy may mắn và đoàn tụ. 

Ngũ quả miền Trung

Miền Trung là vùng có miền khí hậu khắc nghiệt nhất cả nước, hàng năm xảy ra nhiều thiên tai, bão lũ, gió Lào, hạn hán, lại thêm đất đai vốn cằn cỗi gây nhiều khó khăn cho trồng trọt sản xuất. Cây trái đặc sản nơi đây rất hiếm. Người dân nơi đây không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu là sự thành tâm của khúc ruột miền Trung cằn cỗi đối với ông bà, tổ tiên. Khó khăn là thế nhưng địa hình lại nằm trong sự giao thương giữa hai miền Bắc- Nam làm cho mâm ngũ quả của người miền Trung vẫn bày biện đủ “ngũ sắc”: chuối, mãng cầu, bưởi, thanh long, xoài.. rất đẹp mắt.

Cũng có nải chuối xanh, trái bưởi vàng giống miền Bắc, nài ra là hòa trộn của những màu sắc khác. Nghe tên gọi mãng cầu thôi cũng đã có chút may mắn rồi, vì vậy nài công dụng giải khát, phục vụ ăn, uống, mãng cầu còn mang ý nghĩa tâm linh trong đời sống mỗi gia đình. Nếu thanh long mang một màu bắt mắt tương trưng cho cơ hôi may mắn, gặp thuận lợi trong mọi việc thì miền Trung đặt lên quả xoài với mong muốn một năm tiêu xài dư dả. 

Mâm ngũ quả miền Nam

Nam Bộ nằm trong miền khí hậu đặc trưng  khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa: mưa và khô và vùng cận xích đạo, nền nhiệt phong phú, lượng ánh nắng dồi dào. Khí hậu cuối năm không hề lạnh lẽo như miền Bắc và miền Trung. Nền khí hậu ấy làm cho thị trường hoa quả nơi đây luôn phong phú. Vào dịp Tết hoa quả không khan hiếm như miền Trung và họ cũng chẳng tùy tiện cho tất cả các loại quả lên mâm ngũ quả như người miền Bắc. Trên mâm ngũ quả của người miền Nam chuộng dừa, mãng cầu, bưởi, xoài, sung…

Có sắc vàng của bưởi như miền Bắc, có mãng cầu, xoài như miền Trung “đầu sóng ngọn gió”. Còn thiếu sắc gì thì họ bổ sung sắc đó nhưng ắt hẳn là phải có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của họ không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi" thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt vì câu “quýt làm cam chịu”. Sắc xanh của dừa tượng trưng cho một năm không túng thiếu cùng quả sung để cầu mong về sức khỏe và tiền bạc đến với gia đình. 

Bày biện mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết thể hiện sự giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình.

Nguyễn Thùy Linh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN