Sự tồn tại của định kiến giới đi ngược lại xã hội nhân quyền

(Sóng trẻ) -  Loại bỏ định kiến giới để thực hiện quyền con người một cách đúng đắn và hoàn chỉnh vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của xã hội.

Xã hội nhân quyền: Nơi con người không sống trong khuôn mẫu

Một xã hội tốt đẹp không chỉ đòi hỏi con người phải làm tốt trách nhiệm công dân, làm tròn nghĩa vụ xã hội mà quan trọng hơn, nó cần được kiến tạo dựa trên nhân quyền - quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất kỳ ai hay bất kỳ chính thể nào.

pasted-image-0-6.png
Nhân quyền - quyền tự nhiên của con người không thể bị tước bỏ (Ảnh: Internet)

Ngay từ khi sinh ra, con người đã có quyền được sống, được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Không giống những quyền lực to lớn mà con người hướng đến trong xã hội, nhân quyền chỉ đơn giản nhưng thiết yếu. Không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội… bất cứ ai cũng có quyền làm người.

Tuy nhiên, có trong tay không đồng nghĩa với việc dễ dàng thực hiện. Không khó để bắt gặp những cuộc biểu tình, đấu tranh đòi nhân quyền ở một số quốc gia mà nhiều nhất là quyền tự do. Con người luôn muốn được là chính mình, phá bỏ mọi rào cản, mọi khuôn mẫu, song một số người lại không nhận thức được rằng nhân quyền mà họ muốn hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến người khác.

pasted-image-0-7.png
Nhiều định kiến cần được phá vỡ để nhân quyền tồn tại theo cách tự nhiên nhất (Ảnh: Internet)

Không nơi đâu trên thế giới con người được thực hiện nhân quyền một cách mù quáng và không có giới hạn. Bởi nếu áp dụng nhân quyền theo ý muốn của một cá thể có thể đảo lộn trật tự xã hội và huỷ hoại tính văn minh vốn có. Chính vì lẽ đó, việc để con người hiểu và tiến đến thực hiện nhân quyền càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Ở Việt Nam, việc đảm bảo giá trị cao quý của nhân quyền luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu, được khẳng định trong nhiều văn kiện, tuyên ngôn của Đảng và Nhà nước. Cùng với sự phát triển về nhận thức con người, càng nhiều vấn đề cần được phá vỡ để nhân quyền có thể tồn tại theo đúng ý nghĩa của nó.

Định kiến giới huỷ hoại nhân quyền

Dù là một quốc gia đề cao nhân quyền, tôn trọng các giá trị của con người nhưng ở Việt Nam vẫn tồn tại một số định kiến, mặt trái đi ngược với xã hội nhân quyền. Trong đó, định kiến giới là một ví dụ điển hình.

Tại sao nói sự tồn tại của định kiến giới đi ngược lại xã hội nhân quyền? Trước hết, định kiến giới đặt ra những khuôn mẫu về mặt giới đối với con người, khiến con người không thể sống tự do, là chính mình, luôn sợ bị phán xét, chê bai.

pasted-image-0-8.png
Định kiến giới giam giữ con người trong khuôn mẫu (Ảnh: Internet)

Vốn dĩ một người đàn ông hoàn toàn có thể làm công việc nội trợ, chăm sóc con cái, lựa chọn những trang phục có màu sắc tươi sáng, rực rỡ hay thậm chí được quyền biểu lộ những cảm xúc có phần yếu đuối, mềm lòng của mình.

Thế nhưng, những biểu hiện tưởng chừng đơn giản, phù hợp với quyền cơ bản của con người này lại trở thành đối tượng của sự chỉ trích, phán xét từ xã hội chìm đắm trong định kiến giới. Ở đó, người đàn ông không thể sống với nhân quyền, họ phải tự buộc mình vào những khuôn mẫu về mặt giới “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, “Đàn ông làm nội trợ là kém cỏi”, phải mạnh mẽ mới có thể trở thành “đàn ông đích thực”.

Làm sao có được một xã hội nhân quyền khi quyền con người bị xâm phạm bởi định kiến giới? Những người phụ nữ chỉ đành tạm gác ước mơ thời tuổi xuân của mình để lui về căn bếp nhỏ trong gia đình. Họ cũng khao khát trở thành những hình mẫu lý tưởng, theo đuổi nghề nghiệp mình mong muốn, thậm chí trở thành người lãnh đạo trong xã hội.

02.png
Định kiến giới đi ngược lại xã hội nhân quyền

Thế nhưng, định kiến giới đã ngăn cản quyền được ước mơ của người phụ nữ, làm sao họ có thể sống một cuộc đời ý nghĩa khi niềm đam mê, khát khao bị dập tắt? Người ta thường nói “Không ai đánh thuế ước mơ”, vậy mà chỉ vì những tư tưởng sai lệch, lạc hậu, người phụ nữ lại không thể theo đuổi giấc mơ của cuộc đời mình, tự do khám phá và sáng tạo.

Định kiến giới thậm chí còn hủy hoại quyền được làm người, được sống ý nghĩa như một con người thực sự. Không ít người vì chịu sức ép từ định kiến giới mà phải tự kết liễu hoặc buộc bị kết liễu cuộc đời mình. 

Người phụ nữ trong xã hội cũ vì lầm lỡ “chửa hoang” mà bị cạo đầu bôi vôi, nhốt lồng heo thả trôi sông. Một xã hội sẵn sàng khinh miệt, mạt sát, tước đoạt mạng sống của con người, thậm chí còn không cho họ quyền “ra đi như một con người” làm sao có thể là xã hội nhân quyền?

Dù nhận thức được điều này nhưng xã hội hiện đại vẫn tồn tại những tàn dư của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu thời kỳ trước. Theo Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới 2020 được Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) công bố, ước tính 4,1 triệu trẻ em gái sẽ phải trải qua hủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ. 

pasted-image-0-9.png
Lựa chọn giới tính khi sinh khiến nhiều trẻ em gái mất nhân quyền

Không chỉ vậy, 33.000 trẻ em gái dưới 18 tuổi sẽ bị ép buộc kết hôn với những người chồng lớn hơn mình rất nhiều tuổi. Dù chưa có thống kê cụ thể nhưng con số này tại Việt Nam cũng không hề nhỏ, đặc biệt ở các vùng cao, cuộc sống khó khăn, dân trí thấp.

Tại Việt Nam, mặc dù bình đẳng giới đã có nhiều tiến bộ trong thập kỷ qua nhưng việc lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới vẫn tiếp tục tồn tại dai dẳng trong xã hội, gây mất cân bằng tỷ số giới tính. 

Theo Tổng cục điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, tỷ số giới tính khi sinh vào năm này là 111,5 bé trai được sinh ra trên 100 bé gái, trong khi tỷ số “tự nhiên” là 105 bé trai trên 100 bé gái. Dựa trên sự mất cân bằng này, Báo cáo Thực trạng Dân số thế giới năm 2020 ước tính Việt Nam sẽ thiếu hụt 40.800 trẻ sơ sinh gái mỗi năm.

Bằng chứng này cũng cho thấy sự mất cân bằng về nhân khẩu học là hệ quả của việc chọn lọc giới tính trước khi sinh. Vậy chẳng khác nào khẳng định chỉ con trai mới có “quyền” được ra đời còn con gái thì ngược lại. 

Bất bình đẳng giới thậm chí đã tồn tại trong xã hội ngày nay ngay từ khi con người chưa được sinh ra. Định kiến giới đã hủy hoại cơ hội được sống, được làm người của biết bao sinh mệnh, gây cản trở việc thúc đẩy và xây dựng một xã hội nhân quyền. Sự tồn tại của định kiến giới không chỉ đi ngược với xã hội nhân quyền trong quá khứ, hiện tại mà thậm chí còn cản trở sự phát triển tiến bộ của con người, xã hội trong tương lai.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN