Tác nghiệp trên biển cần có bản lĩnh

(Sóng Trẻ) - Mỗi phóng viên dù trang bị cho mình đầy đủ năng lực của một “cây bút” chuyên nghiệp nhưng khi tham gia tác nghiệp trên biển, đảo cần phải có thêm bản lĩnh và sức khỏe thì mới hoàn thành “trọng trách”. Là một người làm báo trên biển, tôi xin đưa ra đây một số kinh nghiệm, mong được sự chia sẻ của các bạn đồng nghiệp.

Chuẩn bị tốt về sức khỏe

Trước khi lên tàu ra khơi, vấn đề đầu tiên nên quan tâm là sức khỏe. Không được chủ quan về sức khỏe, nhất là hành trình đi biển dài ngày. Một số lưu ý để chuẩn bị sức khỏe tốt là: Ngủ đủ, ăn đủ và không được uống nhiều rượu, bia. Tốt nhất là tập nằm võng, tập đi trên cầu lúc lắc, tập quay vòng cân bằng và một số phương pháp khác để rèn sự cân bằng của cái “tiền đình”.

Chuẩn bị đầy đủ các loại nhu yếu phẩm theo sở thích của mình, nếu chưa yên tâm vì sợ say sóng khi ở trên tàu thì mang theo một ít cao dán chống say xe. Không nên uống thuốc chống say vì có thể đi dài ngày sẽ ít tác dụng. Nếu dán cao trước khi lên tàu khoảng một giờ. Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ để giảm bớt chứ không hoàn toàn tránh được say sóng.

Trong suốt hành trình phải thường xuyên luyện tập ăn, ngủ, thức dậy đúng giờ, không được uống nhiều rượu, bia. Nhiều người cho rằng uống rượu nhiều để say rượu chứ không để say sóng là hoàn toàn sai. Vì đã say sóng thì có “uống trời” cũng vẫn say!

Chu đáo về phương tiện tác nghiệp

Khi tác nghiệp trên biển, đảo nên mang đầy đủ các loại phương tiện “tác nghiệp” cần thiết cho công việc. Nhưng điểm chú ý là tất cả các phương tiện đều phải kèm theo “phụ kiện” bảo quản, bảo dưỡng như dầu, rẻ lau, túi chống ẩm tùy theo loại phương tiện.

Quá trình hành trình trên biển không nên sử dụng phương tiện để tránh nước mặn xâm nhập, nếu cần thiết thì phải có phương pháp “bảo hộ” cho phương tiện của mình. Khi sử dụng xong cần bảo dưỡng ngay để tránh nước mặn bám vào bề mặt phương tiện nhất là kim loại.

Mỗi người cần chuẩn bị cho mình những cái túi nilon bảo quản chống nước để bỏ các loại phương tiện tác nghiệp vào trong, lấy dây thun cột chặt lại. Mỗi khi cơ động lên, xuống tàu không nên để phương tiện nài túi bảo quản mà nên cho vào túi để tránh khi trượt chân ngã xuống nước phương tiện không bị ảnh hưởng.

Khi mang phương tiện lên, xuống tàu, xuồng phải hết sức cẩn thận để tránh bị va đập làm hỏng phương tiện. Đi tác nghiệp trên biển mà để “công cụ” tác nghiệp bị hư hỏng thì quả thật là điều “tối kị”.

Một số “bản lĩnh” cần thiết khi tác nghiệp

Thứ nhất, là bản lĩnh ở trên tàu. Trong suốt quá trình hành trình đi biển rất ít người không bị say sóng, nhất là gặp phải sóng lớn. Bởi vậy phải có bản lĩnh “chịu sóng”. Cách chống say sóng thì rất nhiều như: Dán miếng chống say; làm việc, giao lưu để quên cảm giác say; nếu có thể đi lại thì nên ra hai bên mạn tàu “hóng gió, ngắm biển” cho thoái mái. Khi có cảm giác “nôn nao” muốn say thì ngủ được là tốt nhất, ngủ một giấc tỉnh dậy sẽ hết say.

Khi đã bị say phải cố gắng ăn uống đúng bữa, ngủ nghỉ đúng giờ để tạo cho mình thói quen tự chống say sóng. Chỉ sau mấy ngày đầu cảm giác say sẽ bớt đi.

Thứ hai, là có bản lĩnh lên, xuống tàu. Không phải đảo nào cũng có cảng để tàu cập cảng. Ví dụ: Khi ra quần đảo Trường Sa chỉ duy nhất có đảo Trường Sa Lớn là có cầu cảng, còn các đảo khác không có. Như vậy, phải xuống xuồng chuyển tải để vào đảo.

Thật nguy hiểm khi từ tàu xuống xuống mà vô tình “bước trượt chân”. Bởi vậy phải “hết sức” bình tĩnh, tự tin, quan sát kỹ người làm mẫu để thực hiện động tác xuống xuồng “nhanh, dứt khoát”. Muốn vậy phải có bản lĩnh tốt mới thực hiện được.

Khi xuống xuồng cơ động vào đảo có thể gặp giông, sóng lớn xuồng đi sẽ chao đảo, tung lên cao rồi rơi xuống “tự do”. Nếu không có chút bản lĩnh sẽ “bắn tim” ra khỏi lồng ngực. Phải hết sức bình tĩnh, tuân thủ chặt chẽ quy định của người chỉ huy xuồng. Những dây phút ấy mà cầm được cái máy ảnh “xịn” ghi lại khoảnh khắc thì thật là “tuyệt”.

Khi lên đảo phải bình tĩnh, quan sát sự hướng dẫn của người “chỉ huy” để đảm bảo an toàn lúc xuồng cập đảo. Có những đảo xuồng không vào được vì bờ nước thoải kéo dài phải lội từ nài vào khi đấy cần chút bản lĩnh lội sóng nhất là đối với những người không biết bơi.

Thứ ba, là bản lĩnh tác nghiệp. Chẳng hạn, khi trên tàu cần phải vượt sự say sóng để có điều kiện tác nghiệp toàn bộ hành trình chuyến công tác. Khi lên, xuống tàu phải có bản lĩnh để chớp “cơ hội” ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt ấy qua hình ảnh, âm thanh. Nếu không có bản lĩnh thì không thể nhìn ra vấn đề cần tác nghiệp mà chỉ lo sợ mình không vượt qua khó khăn trước mắt.

Khi được lên đảo cần phải bản lĩnh trước những vấn đề đã được quán triệt liên quan đến “bí mật”. Nếu không có khả năng phán đoán, rất có thể vô tình làm ảnh hưởng đến quy định của đoàn công tác, vi phạm qui định, quy tắc của nghề. Cần sáng suốt chọn lựa chủ đề, không nên sa đà vào các chủ đề đã có nhiều người “khai thác”.

Thứ tư, phải có bản lĩnh sáng tạo tác phẩm ngay. Hầu hết phóng viên đi công tác trên biển,.  đảo đều được cơ quan tin tưởng giao nhiệm vụ để có “sản phẩm” gửi về thường xuyên. Bởi vậy, mỗi người cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng ngày, từng chủ đề.

Khi đã có tư liệu phải tranh thủ hoàn thành “tác phẩm” để gửi về đất liền thường xuyên. Chỉ cần mệt mỏi một chút là không thể hoàn thành nhiệm vụ. Do vậy bản lĩnh lúc này là “vượt qua chính mình”.

Có thể còn rất nhiều kinh nghiệm bổ ích của các phóng viên đã từng tham gia tác nghiệp trên biển, đảo. Những kinh nghiệm chia sẻ hôm nay mong nhận được chia sẻ, góp ý để cùng hoàn thiện cho cái nghề “viết lách”.


Phạm Quang Tiến

Lớp Báo in K31B

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN