Tân sinh viên: Có cần phải định hướng?

(Sóng Trẻ) - Hiện nay thực trạng sinh viên sau khi ra trường không xin được việc hoặc làm không đúng ngành nghề đã học ngày càng tăng khiến rất nhiều người tỏ ra lo ngại. Một phần nguyên nhân tất yếu đó là thiếu sự định hướng. Đây cũng chính là điểm nút để giải quyết vấn đề bất cập này.

Việc định hướng về suy nghĩ và hành động quyết định cho tương lai có vai trò rất quan trọng đối với học sinh và càng quan trọng hơn đối với các tân sinh viên khi họ bắt đầu bước sang một cánh cửa khác của cuộc đời. Đằng sau cánh cửa ấy có biết bao thử thách đang chờ đợi. Sinh viên vượt qua rào cản ấy như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào việc có định hướng hay không và sự định hướng đó liệu có đủ và đúng. Đây cũng là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh có con em đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học.

Vì sao cần phải định hướng?

Ngay khi còn học cấp 3, nhiều học sinh đã được thầy cô hoặc gia đình hướng cho ngành và trường đại học để thi nhưng sự định hướng cho tương lại lâu dài hầu như không có. Vì vậy, khi trở thành những tân sinh viên với suy nghĩ còn giản đơn lại thiếu sự định hướng nên nhiều người thường không vượt qua được những khó khăn trước mắt.

Việc thiếu kiến thức thực tế về cuộc sống phức tạp bên nài, sinh viên dễ sa bẫy vào những vụ lừa đảo. Đối với những sinh viên xa nhà, họ còn phải bắt đầu với cuộc sống tập thể và sự lo toan mọi thứ trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không thích nghi được họ sẽ bị đẩy ra nài và thậm chí còn dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ ảnh hưởng rất lớn tới tương lai sau này.

Thêm vào đó, tân sinh viên sẽ phải đối mặt với một thực tế học đại học khác hoàn toàn với cấp 3. Mười hai năm với tư cách là học sinh đã quen được gia đình chăm lo, thầy cô dạy dỗ ân cần, bảo ban từng chút một. Do đó, khi tiếp xúc với môi trường học tập mới trên tinh thần tự học và tìm hiểu là chính, nếu sinh viên không có sự chuẩn bị về mặt tâm lý, không vạch ra mục tiêu cho tương lai thì sẽ không tạo được áp lực nào cho chính bản thân họ. Thay vào là suy nghĩ thụ động và thái độ học tập uể oải, lười biếng.

Và hậu quả tất nhiên là ra trường với một tấm bằng và một cái đầu trống rỗng. Thậm chí nhiều sinh viên còn có suy nghĩ chỉ cần học tốt trên trường là đủ nhưng điều đó hoàn toàn sai. Đây chính là lý do giải thích vì sao mà nhiều người khi tốt nghiệp với tấm bằng tốt nhưng vẫn không xin được một công việc ưng ý. Họ không ý thức được rằng, các nhà tuyển dụng họ không chỉ cần bằng mà quan trọng hơn là bạn làm việc tới đâu, và kinh nghiệm bạn có được là vô cùng quan trọng. Từ đó dẫn đến một thực trạng đáng buồn về số sinh viên làm trái ngành hoặc không có việc làm ngày càng tăng cao.

Định hướng bằng cách nào?

Định hướng một cách một cách đầy đủ và đúng đắn cho các tân sinh viên luôn là một bài toán khó nhưng không phải không có lời giải. Với những sinh viên ngay từ đầu gần như không có bất kì một sự dẫn dắt nào của thầy cô, gia đình, họ thi vào ngành của mình chỉ vì thấy “hot”, a dua theo bạn bè thì những lớp học hay hội thảo định hướng tương lai là nơi rất tốt để có thể trau dồi kiến thức trường đời cho mình đồng thời sẽ giúp bạn có lựa chọn hợp lí cho mục tiêu của mình.

Gia đình luôn là nền tảng vững chắc khi con cái bước vào đời. Họ là những người yêu thương, hiểu được tâm lí, thực lực của con mình nên sẽ có sự định hướng thích hợp bằng những lời khuyên chân thành để con có thể lựa chọn con đường đi đúng chứ không nên áp đặt tư tưởng của chính mình lên suy nghĩ của con. Điều này sẽ giúp các tân sinh viên có thể vừa tự do theo đuổi đam mê, vừa tự tin vượt qua khó khăn trên con đường đã chọn.

Hiện nay có rất nhiều sách để giúp sinh viên và các bạn trẻ có một suy nghĩ và thái độ sống tích cực trước những vấn đề có tính quyết định trong cuộc sống. Nó sẽ hướng mọi người đến mục tiêu đúng đắn và những hành động cụ thể mà họ sẽ phải làm. Với những sinh viên chuẩn bị bước chân vào giảng đường đại học thì sách chính là những người bạn đồng hành đáng tin cậy.

Nhưng quan trọng hơn hết chính là bản thân mỗi người, nhất là các tân sinh viên khi một chân trời mới đang mở ra trước mắt, nó tươi sáng hay tăm tối là do bạn. Một nền tảng về kiến thức cuộc sống dù ít hay nhiều sẽ giúp bạn tự tin và sống tích cực hơn. Đồng thời, dưới tác động của gia đình, bạn bè và thực tế, mỗi bạn sinh viên hãy xác định mục đích của mình là gì, thái độ và hành động để thực hiện nó ra sao, tương lai mình sẽ làm gì và vị trí của mình ở đâu trong xã hội. Nếu lựa chọn hiện tại không phù hợp thì vẫn có thể chọn con đường khác mà mình muốn, cuộc đời luôn cho chúng ta những cơ hội để bắt đầu lại.

Hãy tin vào chính mình, đừng vì những lúc suy nghĩ thiếu chín chắn mà bạn bỏ phí mất một quãng thời gian trong cuộc đời của chính mình.

Phạm Ngọc Diệp
Lớp Truyền hình K.29A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN