Tết nguyên đán trong cung đình triều Nguyễn

(Sóng trẻ) – Hơn 80 tài liệu tiêu biểu về Tết nguyên đán trong cung đình được lựa chọn từ khối "Châu bản triều Nguyễn" lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

a1.png
Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) phối hợp với Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức, nhằm giúp công chúng có thêm những hiểu biết về phong vị Tết xưa nơi cung đình triều Nguyễn.
a2.png
Triển lãm gồm ba chủ đề: “Lễ nghi chuẩn bị đón Tết long trọng”, “Tất niên - tiễn năm cũ, đón năm mới” và “Đầu năm đón phúc, tiết xuân ban lộc và đề cao chữ Hiếu”.
a3.png
Chủ đề “Tất niên – tiễn năm cũ, đón năm mới”, gồm những hình ảnh về ngày 30 Tết trong hoàng cung diễn ra với các nghi lễ thiêng liêng – Lễ Tuế trừ, Trừ tịch, Lễ Thượng tiêu với ý nghĩa tống tiền hết điều xấu của năm cũ để đón điều tốt đẹp của năm mới.
a4.png
Công việc chuẩn bị đón Tết trong hoàng cung được bắt đầu từ mùng 1 tháng Chạp, bằng lễ ban lịch năm mới (Lễ Ban sóc). Sau đó là nghi lễ thỉnh các vị tiên đế về “ăn Tết” với triều đình (Lễ Hợp hường), nghi thức biểu thị việc tạm ngưng công việc triều chính (Lễ Phong ấn), lễ đón xuân (Lễ Nghênh xuân, Tiến xuân).
a5.png
Ngày mùng 2 Tết, hoàng thượng đến làm lễ tiến tân và chiêm bái tại điện Phụng Tiên, ban thưởng yến tiệc, tiền vàng cho các quan văn từ lục phẩm, quan võ từ ngũ phẩm trở xuống. Ngày mùng 3 Tết, nhà vua sai các hoàng tử, hoàng thân đến tế tại Triệu tổ miếu và miếu Hoàng khảo.
a6.png
Người xem có thể hình dung không khí đón Tết trong cung đình diễn ra long trọng và đầy đủ nghi thức, nhưng cũng mang những ý nghĩa cầu mong sự thái hòa, no ấm, đề cao sự hiếu thuận như truyền thống chung của dân tộc.
a7.png
Qua tài liệu lưu trữ cùng tư liệu, hình ảnh minh họa, triển lãm tái hiện một phần bức tranh Tết cung đình triều Nguyễn xưa, đồng thời cũng phần nào cho thấy sự gắn kết giữa Tết cung đình với Tết của muôn dân.
a8.png
Các nghi lễ đón Tết ở cung đình diễn ra long trọng, tưởng như khác xa với Tết cổ truyền trong dân gian - nhưng thấp thoáng đâu đó, trong từng nghi tiết, trong tâm thức vẫn đề cao chữ "Hiếu" và trong sự tạm ngưng công việc để thưởng thức tiết xuân ấm áp…
a9.png
Triển lãm diễn ra đến hết ngày 23/2 tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội)

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN