“Thành viên Hội đồng khoa học phải là người trên Tầm

(Sóng Trẻ) - Đó là lời chia sẻ đầy tinh thần trách nhiệm của GS. TSKH Hà Huy Cương (nguyên Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật các công trình đặc biệt) về những bất cập trong quá trình bảo vệ đề tài khoa học ở Việt Nam hiện nay.

GS. TSKH Hà Huy Cương là một trong những nhà khoa học đầu ngành về Cơ học Ứng dụng được cử đi học tập tại Liên Xô từ những năm 70 của thế kỉ 20. Sau khi tốt nghiệp đại học rồi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 1973 tại Liên Xô, ông trở về công tác tại Học Viện Kỹ thuật Quân sự với cương vị Chủ nhiệm Bộ môn Cầu đường sân bay. Đến năm 1985, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học tại Liên Xô và được trao tặng giáo sư danh dự.

GS. TSKH Hà Huy Cương đã hướng dẫn trên 20 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và tham gia nhiều hội đồng bảo vệ các đề tài khoa học về lĩnh vực Cơ học Ứng dụng. Đặc biệt, ông có gần 10 năm (1993 -2000) là Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật các công trình đặc biệt của Bộ Quốc phòng, với bề dày kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn.

                                            11215eba1_gs1.jpg

                                                              GS. TSKH Hà Huy Cương


GS. TSKH Hà Huy Cương, mặc dù đã bước sang tuổi 75 nhưng vẫn không ngừng đam mê nghiên cứu trong lĩnh vực Cơ học Ứng dụng. Điều mong muốn của ông hiện nay là làm sao có những nhà khoa học trẻ thật giỏi đưa ngành Cơ học của Việt Nam phát triển.

Bên cạnh điều mong muốn đó, GS. TSKH Hà Huy Cương không khỏi băn khoăn về thực trạng một số thành viên trong hội đồng nghiệm thu các đề tài khoa học còn hạn chế về chuyên môn trong quá trình đánh giá nghiệm thu đề tài. Ông nói: “Thành viên Hội đồng phải là người trên tầm hiểu biết về nội dung của đề tài để có thể quyết định hướng đi là tiếp tục hay không tiếp tục nghiên cứu, tránh tình trạng đúng cũng không khen mà dở cũng không chê, đều bỏ phiếu tán thành hết nhưng không có lý do.”

                     1121d626f_gs2.jpg

         Danh hiệu giáo sư danh dự của Đại học Madu (Moc kob c kưu) cho GS.TSKH Hà Huy Cương năm 1985

Ông cho rằng: “Bản thân mình là nhà khoa học còn chưa tìm ra cái mới thì đừng bắt nghiên cứu sinh tìm ra cái mới. Quan trọng với nhà khoa học là phải có tâm, có trách nhiệm, chứ không thể ngồi trong hội đồng bảo vệ đề tài khoa học mà đúng hay dở cũng không khen chê”.

GS. TSKH Hà Huy Cương cũng trăn trở: "Luận án tiến sĩ thì phải có cái mới đã đành, nhưng cái cần là nghiên cứu sinh phải có tư duy xây dựng khoa học như thế nào, cách giải quyết vấn đề khoa học như thế nào. Bên cạch đó còn phải có lập luận và tổng hợp kiến thức nhanh. Nhiều người không đọc tài liệu, không tư duy, làm mà không hiểu mình làm gì bởi vì trong đầu không có gì."

Những điều trăn trở của nhà khoa học có gần 50 năm nghiên cứu đã gợi cho chúng ta nhớ lại câu nói của nhà nho, nhà phê bình văn học Phan Khôi: “Nếu không có nghiên cứu chuyên môn thì chỉ là “lều khoa học” chứ không phải nhà khoa học”. Phải chăng chúng ta vẫn còn có nhiều nhà khoa học chưa thực sự đúng nghĩa?

Trần Quang Huy

Lớp Báo in K.30B

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN