Thiết kế mang phong cách bản địa: Lợi thế và thách thức cho doanh nghiệp Việt

(Sóng trẻ) - Đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, việc áp dụng thiết kế mang dấu ấn văn hoá của địa phương vào sản phẩm là một giải pháp truyền thông mới được đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Vì vậy, nài những lợi thế, thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp cũng không ít.

bb790cb33_1dsc00279.jpg


Bộ sản phẩm chăm sóc sức khoẻ của Cỏ Mềm Homelab sử dụng các hình ảnh, hoạ tiết truyền thống trên bao bì: cành tre Việt Nam, hình ảnh thanh quế được lấy cảm hứng từ hoạ tiết truyền thống,...

Trong xã hội đang phát triển nhanh chóng hiện nay, với mức sống tăng, nhu cầu của con người ngày càng được mở rộng cả về vật chất và tinh thần, người tiêu dùng không chỉ còn quan tâm đến chất lượng, công dụng sản phẩm. Họ đã lưu ý hơn đến mẫu mã bề nài, thiết kế tiện dụng của chúng, bởi những giá trị thẩm mỹ, sự tiện lợi và ý nghĩa mà sản phẩm mang lại ngày càng được đề cao theo nhu cầu. 

Vì vậy, việc áp dụng các yếu tố thiết kế mang bản sắc đặc trưng của từng nước nhằm tạo được những ấn tượng mạnh mẽ và sự gần gũi với người dùng đã trở thành một giải pháp thông minh. Điều này từ lâu đã được các thương hiệu lớn trên thế giới như Cocacola, Starbucks…quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên ở nước ta, vấn đề bản sắc và tính dân tộc lại ít được quan tâm trong thiết kế sản phẩm ứng dụng. Yếu tố văn hóa dân tộc và thẩm mỹ đôi khi còn bị lấn át bởi các yếu tố thương mại và kinh tế.

bb790cb33_2.png

Hình tượng chim én báo hiệu ngày Tết của Việt Nam được nhân hoá sinh động 
trong bộ sưu tập Coca Cola Tết 2018

Lợi thế vươn tầm quốc tế

“Yếu tố bản địa sẽ mang lại giá trị vĩnh cửu để một công trình kiến trúc có thể tồn tại theo thời gian.” – KTS Nguyễn Hoàng Mạnh, kiến trúc sư trưởng của MIA Design Studio, khẳng định. Điều này cũng vô cùng chính xác với các thương hiệu lấy hình ảnh dân tộc làm trọng tâm hay cho chính những sản phẩm mang yếu tố bản địa của Việt Nam như gốm sứ Bát Tràng, cốm Làng Vòng, chè Thái Nguyên, lụa Nha Xá,...

bb790cb33_3dsc00308.jpg

Các hoạ tiết thiết kế ứng dụng vào sản phẩm được lấy cảm hứng từ 
bức Phật Bà Quan Âm (tranh dân gian Hàng Trống)

Lợi thế rõ ràng nhất của việc sử dụng thiết kế mang phong cách bản địa chính là tạo ra sự gần gũi, quen thuộc với người tiêu dùng ở địa phương. Đối với các doanh nghiệp Việt, đây chính là khoản đầu tư hiệu quả khi vừa có thể cung cấp sản phẩm mang tính đặc trưng của Việt Nam, phù hợp với thói quen của người Việt; vừa mang lại cho họ hình ảnh tự tôn dân tộc, góp phần thúc đẩy lòng tin từ người tiêu dùng. Chiến lược này đã được các công ty nước nài áp dụng thành công ở Việt Nam từ lâu. Nhưng với lợi thế đặc trưng về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, thương hiệu Việt vẫn có thể tự tin cạnh tranh trong thị trường nội địa với các doanh nghiệp nước nài.

Cùng với đó, những hình ảnh đặc trưng của văn hoá Việt Nam cũng sẽ có cơ hội được quảng bá rộng rãi đối với thị trường quốc tế. Đây là cơ hội tốt để đưa văn hoá Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng thế giới. Những sản phẩm ứng dụng thiết kế truyền thống không những gây ấn tượng cho người tiêu dùng nước nài, mà xa hơn, còn giúp ngành du lịch ở Việt Nam phát triển khi những bản sắc nghệ thuật phong phú của Việt Nam được ghi nhớ.

Thách thức chung

Tại buổi triển lãm và talkshow “Thiết kế mang phong cách bản địa” diễn ra vào ngày 1/11 vừa qua tại Hà Nội, ông Sungwon Choi - Quản lý trung tâm thiết kế Việt Nam – Hàn Quốc, chia sẻ về những khó khăn từ phía những nhà thiết kế - những người trực tiếp sáng tạo hình ảnh sản phẩm, trong mối liên hệ với các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. 
Ông cho rằng: “Thực tế có rất nhiều nhà thiết kế được đào tạo bài bản nhưng để được coi là một nhà thiết kế giỏi thì họ phải có khả năng cảm nhận tốt sản phẩm và thoả mãn được sự tin tưởng của khách hàng. Mà điều đó thì còn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi người (nhà thiết kế, doanh nghiệp, khách hàng).”

Đây là một công việc hết sức phức tạp và tối quan trọng trong việc truyền tải thông điệp qua thiết kế sao cho phù hợp nhất với phong cách, tư duy của nhà thiết kế, không làm mất bản sắc nghệ thuật riêng của họ; vừa phải truyền tải đầy đủ được thông điệp mà doanh nghiệp mong muốn và đồng thời cũng phải đi theo thị hiếu của người tiêu dùng. Đó là chưa kể đến việc sử dụng những thiết kế lấy cảm hứng từ văn hoá truyền thống cũng phải xem xét đến khía cạnh bảo tồn, gìn giữ sự trong sạch, tính đặc trưng của văn hoá dân tộc. Vì vậy, để cho ra được một sản phẩm “thành công” bước đầu, phải đòi hỏi rất cao ở nhà thiết kế hình ảnh một tư duy bao quát nhưng vẫn phải độc lập, cùng lúc kết nối được các ý tưởng khác nhau. 

bb790cb33_4dsc00251.jpg

Ông Sungwon Choi chia sẻ về case study ứng dụng thiết kế họa tiết truyền thống Hàn Quốc
 đã mang lại giá trị cho ngành thiết kế quốc gia và uy tín cho 
thương hiệu của doanh nghiệp

Cũng tại buổi talkshow, về phía doanh nghiệp Việt, ông Đinh Quý Phú - đồng sáng lập Công ty Lụa Nha Xá, chia sẻ những khó khăn trong khâu sản xuất sản phẩm khi ứng dụng hoạ tiết thiết kế trên khăn lụa truyền thống. Những trở ngại đó đến từ nhiều phía, cả khách quan và chủ quan. 

bb790cb33_5dsc00296.jpg

Sản phẩm lụa Nha Xá in các hoạ tiết được thiết kế bởi S-River Agency

Khó khăn chủ quan đến từ phía những nghệ nhân sản xuất, dệt và nhuộm lụa khi chính họ cũng chưa thực sự có hiểu biết sâu về nghề của mình do đã được truyền lại từ rất nhiều đời trước, các kiến thức về lụa vì thế cũng ngày càng bị mai một dần. Điều này làm cho việc nhuộm, in ấn các hoạ tiết truyền thống lên lụa Nha Xá trở nên rất khó khăn và người tiêu dùng phải rất cẩn thận khi bảo quản lụa sao cho màu in được giữ nguyên vẹn. Về phía khách quan, khó khăn đến từ thị hiếu của giới trẻ - lực lượng tiêu dùng các sản phẩm thời trang chủ yếu hiện nay. Ông Phú cho rằng giới trẻ hiện nay không nhiều người quan tâm đến các sản phẩm địa phương hay truyền thống mà rất yêu thích các thương hiệu nổi tiếng của nước nài, với giá thành đắt đỏ.



Ông Đinh Quý Phú chia sẻ những khó khăn dưới góc nhìn của doanh nghiệp Việt

Vì vậy, theo ông, để những thương hiệu thời trang mang bản sắc dân tộc đến được với đông đảo người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi phải cần đến sự hợp tác lâu dài, bền bỉ và không ngừng thay đổi giữa doanh nghiệp và các nhà thiết kế, các công ty truyền thông hình ảnh, sao cho các thiết kế đáp ứng được tất cả các nhu cầu cần thiết và đạt hiệu quả kinh tế như mong đợi.

Phụng Linh



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN