Tôi tin tôi có thể 2018: Tri thức bản địa - Mạch sinh nguồn sống
(Sóng trẻ) - 19h ngày 2/6, tại Trung tâm triển lãm số 93 Đinh Tiên Hoàng - phố đi bộ Hồ Gươm, Hoàn Kiếm, Hà Nội diễn ra chương trình nghệ thuật “Tôi tin tôi có thể 2018” với chủ đề “Tri thức bản địa - Mạch sinh nguồn sống”.
“Tôi tin tôi có thể” là sự kiện thường niên tôn vinh giá trị của đa dạng văn hóa
Được khởi xướng từ năm 2015, “Tôi tin tôi có thể” trở thành một sự kiện thường niên được chờ đợi nhất trong năm, là ngày hội tôn vinh vẻ đẹp của tri thức ẩn chứa bên trong mỗi thực hành văn hóa của hơn 20 cộng đồng dân tộc thiểu số từ nhiều vùng miền trên cả nước. Tiếp tục chủ đề “Tri thức bản địa - Mạch sinh nguồn sống”, sự kiện “Tôi tin tôi có thể 2018” được tổ chức tại Hà Nội nhằm tôn vinh giá trị của đa dạng văn hóa và tầm quan trọng của tri thức bản địa, thúc đẩy sự tôn trọng, thấu hiểu và đoàn kết giữa các dân tộc.
Festival Tôi tin tôi có thể làm được
Với các nhóm, cộng đồng dân tộc thiểu số đến từ 15 tỉnh thành phố trên cả nước, Festival Tôi tin tôi có thể 2018 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, giới chuyên gia nghiên cứu về văn hóa dân tộc, cũng như các tổ chức quan tâm tới bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam. Chương trình diễn ra với chuỗi hoạt động như triển lãm tranh, ảnh, mô hình, tọa đàm, trao đổi, nghiên cứu, chương trình giao lưu nghệ thuật trên phố đi bộ về những vấn đề xã hội chung như sinh kế, tham gia thị trường kinh tế, ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở các địa phương dân tộc thiểu số như thế nào.
Chương trình nghệ thuật Tôi tin tôi có thể: “Không có văn hóa cao hơn hay thấp hơn, mà tất thảy là sự đa sắc hòa hợp”.
Sự kiện Tôi tin tôi có thể 2018 được thực hiện bởi Nhóm hành động vì sự phát triển của cộng đồng người Mông (ADH), Nhóm Tiên phong vì tiếng nói người dân tộc thiểu số, Mạng lưới bảo tồn tri thức bản địa dân tộc Thái (VTIK) dưới sự tài trợ và hỗ trợ bởi tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng (CECEM), Tổ chức ChildFun, Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi (CSĐM), Liên mình Châu Âu (EU), Sứ quán Ireland, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và tổ chức Plan Quốc tế.
Bối cảnh trong khúc hát đối giao duyên - Dân tộc Mường, Thanh Hóa
Điệu hát ru còn bài: Kun A-Y (Phép màu của mẹ) - dân tộc Pakôh, Quảng Trị
Chương trình giao lưu nghệ thuật trên phố đi bộ đã tái hiện lại các hoạt động thường ngày của đồng bào dân tộc. Tri thức bản địa của người dân tộc là những kiến thức được tích lũy qua thời gian và là nền tảng cho các quyết định của cộng đồng. Đây là những tri thức được chắt lọc rất kỹ lưỡng qua nhiều đời do vậy mang tính thực tế cao và là nguồn thông tin rất quý giá đối với mỗi dân tộc thiểu số, giúp họ chủ động sử dụng các nguồn lực có sẵn, giảm phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên nài.
Rất nhiều người dân và du khách đã xếp hàng đợi chương trình bắt đầu sau trận mưa lớn ở Hà Nội
Những người dân bình thường - chủ nhân các nền văn hóa đã chứng minh tri thức bản địa là một tài sản vô giá của các dân tộc thiểu số và đa số, và là mạch nguồn giúp con người ứng phó tốt với những bối cảnh tự nhiên đầy thử thách. Họ cũng đã chứng tỏ văn hóa không có cao thấp mà chỉ có đa dạng và khác biệt, tất cả các nền văn hóa đều bình đẳng và đều có giá trị riêng, tạo thành vẻ đẹp chung của văn hóa Việt Nam.
Tiết mục Hát về dệt vài - dân tộc Pà Thẻn, tình Hà Giang
Tục cấp sắc lồng ghép múa mặt nạ - dân tộc Dao, tỉnh Lai Châu
Khán giả rất thích thú khi theo dõi chương trình văn nghệ từ các nghệ sĩ
Chương trình không chỉ hấp dẫn với những người đam mê tìm hiểu về văn hóa của các dân tộc thiểu số mà còn thu hút tới các bạn trẻ và du khách nước nài. Mặc dù thời tiết có mưa lớn khiến chương trình bị lùi giờ lại nhưng dường điều đó không làm cho chương trình gặp nhiều khó khăn. Đây chính là một sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp mọi người có thêm nhiều hiểu biết, gắn kết các nền văn hóa với nhau hơn.
Huyền Chi
Cùng chuyên mục
Bình luận