Tổng kết diễn đàn: “Bún mắng cháo quát”: Tại anh tại ả, tại cả đôi bên?”

(Sóng trẻ) - Sau một tuần được mở để tranh luận, diễn đàn “Bún mắng cháo quát”: Tại anh tại ả, tại cả đôi bên?” trên Trang tin điện tử Sóng trẻ được hơn 3000 lượt truy cập và thu nhận được 30 ý kiến bình luận của quý vị độc giả. Thông qua nhưng ý kiến bình luận thẳng thắn, sâu sắc, đa chiều, diễn đàn đã phân tích, mổ xẻ thực trạng và nguyên nhân xen cả giải pháp, hướng đi mới cho vấn đề “nóng” gây tranh cãi trong thời gian qua. 



Thời gian gần đây, cộng đồng mạng xôn xao về những quán “bún chửi, cháo quát”. Nhiều diễn đàn được lập ra nhằm “anti” những quán này. Quán “bún chửi” của bà Thảo tại chợ Ngô Sỹ Liên, “cháo quát” nằm trên đường Lý Quốc Sư, “phở đợi” trên phố Bát Đàn,… Dường như mỗi lần nhắc đến những cái tên ấy, người ta lại nhớ đến những vị chủ sẵn sàng giận dữ, quát nạt mà dè chừng mỗi khi tạt qua mua đồ ăn.

Nhưng lạ lùng thay, khách vẫn nườm nượp đổ về quán, các chủ quán thì vẫn ra sức “hốt bạc”. “Mắng chửi” phải chăng đã trở thành một thương hiệu đối với các hàng quán? Trăn trở trước những thực trạng trên, nhiều độc giả từ những trải nghiệm thực tiễn của riêng mình đã phân tích các ́c cạnh và bình luận vô cùng sâu sắc. Những chia sẻ nhiệt tình, chân thành, đậm tính thực tiễn của quý vị độc giả đã ́p phần quan trọng làm nên thành công của diễn đàn, tạo nên một không gian tranh luận sôi nổi, ý kiến mang tính đóng ́p, xây dựng, phong phú đa chiều. 
Bức xúc trước thái độ phục vụ

Nhiều bạn trẻ trên Diễn đàn bức xúc trước thực trạng “bún mắng cháo quát”, muốn ăn phải qua cửa “quát”. Bạn đọc ở địa chỉ nguyenquynh_bmdtk31@yahoo bức xúc: “Tôi nghĩ mình bỏ tiền ra thì cần nhận được những gì xứng đáng. Thái độ của người bán hàng như chửi, mắng khách hàng là không thể nào chấp nhận được. Nếu là tôi, tôi không bao giờ bước vào những quán như thế sau một lần trải nghiệm, dù món ăn có nn đến mấy. Còn, tôi cũng không hiểu vì sao mọi người vẫn có thể ăn nn lành trong khi nghe "hát dân ca" như thế”. 

Đồng tình với bạn đọc ở địa chỉ trên, bạn đọc khác ở địa chỉ [email protected] chia sẻ: “Mình nghe 1 quán ăn nn. Đến ăn thử thì bị mắng té tát vì hết chỗ để xe. Không thèm vào, dù chẳng biết nó nn đến đâu, nhưng kiểu chảnh như thế là cạch mặt”. 

Bức xúc hơn nữa, độc giả có email [email protected] : “Kiểu phục vụ này vào trong Sài ̀n là bị tẩy chay liền”. Tỏ ra đồng tình, bạn đọc có địa chỉ [email protected] bày tỏ: “Thú thật, vào quán nào mà "bỏ rơi" mình tầm 10 phút, mình đã sẵn sàng sang quán khác, chứ đừng nói "chửi". Giá có đắt hơn đôi chút nhưng tâm thế thoải mái tận hưởng món ăn”. 

Mở rộng vấn đề tới văn hóa kinh doanh, bạn đọc ở địa chỉ [email protected] quan ngại: “Công nhận từ chuyện này nghĩ tới văn hóa kinh doanh mà buồn. "Bún mắng cháo chửi" đã đành, lại thêm mấy quán bán hàng gắt ̉ng, mắng chửi cả những người dừng chân lại xem hàng, hỏi giá nhưng không mua, khiến khách mua vô cùng bức xúc. Thị trường đa dạng và cạnh tranh, người tiêu dùng có quyền được lựa chọn những sản phẩm chất lượng tốt nhât từ chất lượng đến giá cả. Nếu không hỏi, không tham khảo nhiều hàng thì làm sao họ có được thông tin khái quát nhất về thị trường mặt hàng đó?”

Đồng tình với điều này, bạn đọc có địa chỉ email [email protected] chia sẻ bức xúc của mình về phản ứng thái quá của người bán hàng: “Đúng như bạn mailanchi vừa nói, cuối tuần vừa rồi, tôi có lên chợ, tiện thể thăm thú mấy hàng quần áo. Thấy một cửa hàng quần áo bày biện hết sức bắt mắt, mặt hàng phong phú và rất đông khách, tôi liền rẽ vào, lựa một vài mẫu ra xem rồi hỏi giá. Phân vân, tôi bèn lấy điện thoại ra chụp thì bị bắt gặp ánh mắt đang liếc xéo của chủ quán. Chị ta nhắc khéo: "Không quay phim chụp hình ở đây đâu nhé!". Tôi cháy gáy phải chạy xa, có khi lần sau cũng chẳng quay lại nữa”.

Ai cũng có cái lý của riêng mình

Bên cạnh những bức xúc trước thực trạng “bún mắng cháo quát”, nhiều độc giả nhìn nhận vấn đề ở một ́c thoáng hơn, đi sâu vào nguyên nhân, đặt mình vào vị trí của từng người, thậm chí có cả ý kiến của người trong cuộc về vấn đề này. 

Một độc giả xưng là một chủ quán ở một shop quần áo có email [email protected] phân trần: “Nói đi thì cũng phải nói lại chứ. Các chị thử là chúng tôi xem. Tôi là người bán hàng nên tôi thừa hiểu. Dây vào mấy khách hàng khó tính là hơi bị mệt đi. Hỏi cái này cái nọ, trời thị đã nóng. Có người ra quán tính tiền rồi còn đổi lại, đó là chưa kể có người còn làm rơi mác áo ra, rồi còn lớn tiếng đòi đổi trả lại nữa”.

Tỏ ra thông cảm với người bán hàng trước sức ép của thị trường kinh doanh, bạn đọc ở địa chỉ [email protected] bày tỏ: “Chẳng hiểu sao, các quán đồ ăn càng nn thì lại càng ít nhân viên phục vụ. Phục vụ không xuể với những đòi hỏi của thượng đế, nên các chủ quán sinh ra cáu bẳn. Họ cũng là con người nên có lúc không kiềm chế được cảm xúc. Lâu dần, việc quát mắng thành quen, giúp họ xả stress trong công việc. Hơn thế nữa, họ tự tin quán mình không thể mất khách do có thương hiệu lâu năm, nên "chửi thì cứ chửi", phục vụ vẫn phục vụ, đông khách vẫn đông khách, tiền vẫn vào đầy túi. Không ai ép họ phải mua hàng ở nơi họ không muốn cả”.

Lý giải cho những bức xúc của người bán hàng, nhiều người đồng tình các “thượng đế” cũng có lỗi trong vấn đề này, cho rằng các “thượng đế” chưa thực sự biết cảm thông và tôn trọng người bán hàng.
Bạn đọc có email [email protected] phân tích: “Các bạn phân biệt cho mình 2 câu nói sau nhé: "Cho mấy miếng chanh đê!" / "Em cho chị xin mấy miếng chanh nhé!". "Đã bảo là bát không hành cơ mà!!!" / "Cô ơi, cô đổi cho con bát không hành được không ạ? Nãy con gọi bát không hành mà?". Đây không phải bài tập làm văn. Đây là bài tập tôn trọng người khác. Tôn trọng người cũng là tôn trọng chính bản thân mình, không nên ứng xử tùy tiện”.

Đồng tình với quan điểm trên, bạn đọc ở địa chỉ [email protected] quan ngại: “Nghĩ đi cũng phải nghĩ lại văn hóa ứng xử của một bộ phận những "thượng đế" hiện nay. Mình đã từng không ít lần chứng kiến những vị khách tự ban cho mình quyền năng của "thượng đế" và đòi hỏi người khác phải phục vụ mình từng li từng tí. Không hiểu mất đâu rồi lối cư xử nhã nhặn, đầy tình người của người Việt Nam, mà chỉ còn những cái gắt gỏng, những câu nói cộc lốc, những cái liếc nhìn không mấy thiện cảm. Người làm ngành dịch vụ thì họ cũng là một con người có phẩm giá của mình, chứ không phải một người hầu hay một người ở tầng lớp thấp kém, và dĩ nhiên sẽ có những lúc "tức nước vỡ bờ". Bạn cứ thử cư xử lịch sự, nhẹ nhàng ở những hàng ăn đó xem có bao giờ bị nghe một tiếng chửi không?”

Đứng trên lập trường cả hai bên, bạn đọc có địa chỉ email [email protected]  đã lựa chọn cảm thông: “Tôi thì tôi thấy cũng bình thường thôi. Mặt dày quen rồi ấy mà. Người ta bị sức ép cạnh tranh từ các hàng bên cạnh. Như các chị thấy đấy mình đang kinh doanh quần áo mà shop bên cạnh cũng mở, có khi cả dãy cùng mở, các chị có thấy bị áp lực cạnh tranh không? Ngày mai, người ta bày ra trước cửa mẫu này, mốt nọ rồi mặt bằng của chị không đẹp bằng mặt bằng của người ta (người ta có những ba mặt đường cơ), có thật là chị có thấy thoải mái không? Vậy nên ai cũng có cái lý riêng của mình, người ta làm ăn buôn bán mà, căng thẳng là chuyện dễ hiểu. Còn mình miễn sao cứ mua được hàng ưng ý mà không bị bịp hay bị hớ là được”. 

Đúng sai không còn quan trọng nữa

Thay vì bức xúc hay phân tích về nguyên nhân sâu xa của vấn đề, nhiều độc giả đã chọn cách giải quyết vấn đề, tìm ra giải pháp, hướng đi mới cho vấn đề đang gây tranh luận. 

Độc giả có địa chỉ [email protected] :“Ai đúng ai sai, giờ không còn là vấn đề quan trọng nữa. Tranh luận thì cũng tranh luận rồi, quan trọng là họ có nhìn thấy hạn chế của mình không? Và cần thay đổi những sai sót, lỗ hổng đó bằng cách nào? Không thể đổ lỗi là chưa có chế tài phù hợp, chính bản thân họ cần phải thay đổi để hòa mình vào dòng chảy của cuộc sống. Chẳng có gì hơn khi cả người mua và khách bán đều cảm thấy thoải mái thực sự.

Hướng tới giải pháp cho vấn đề cần tranh luận, bạn đọc ở địa chỉ [email protected] bày tỏ: "Khách hàng là thượng đế" là khẩu hiệu luôn đúng cho mọi thời đại. Nhưng thượng đế hãy làm gì đó để xứng với thượng đế, xứng với sự phục vụ của người bán hàng. Chung quy ai cũng lý của riêng mình, muốn mình là người được lợi trước tiên. Người ta thường quan tâm tới những thứ trước mắt, không nghĩ về lâu về dài. Tại sao chúng ta không "Chịu thiệt một chút cho bạn mình vui" như quy tắc mà học sinh Nhật vẫn ghi nhớ hàng ngày.

Phân tích về con đường đi đến giải pháp, bạn đọc có địa chỉ [email protected] mổ xẻ sâu sắc: “Chữ "TÍN" trong kinh doanh hiện tại cần phải được nhìn nhận toàn diện hơn. Đâu chỉ có thức ăn nn, đảm bảo chất lượng là có thể bỏ qua những thiếu sót khác. Việc thờ ơ của các chủ quán ăn trước việc xì xào, thậm chí muốn "anti" quán trên cộng đồng của những người không dám hay thể hiện là chưa đúng. Họ cần phải nhìn nhận lại và thay đổi hành động. Hơn thế nữa, văn hóa tranh luận của chúng ta đâu rồi? Tại sao những khách hàng lại phải nhờ vào mạng mà không bày tỏ thái độ trực tiếp mà vẫn đạt hiệu quả. Dường như tâm lý ngại ngần khiến những điều mà chúng ta hướng tới xa hơn thì phải”.

Cần có chế tài xử lý

Nhiều ý kiến hướng đến giải pháp cho rằng cần có chế tài xử lý trước thực trạng đáng báo động này. Bạn đọc ở địa chỉ [email protected] gay gắt: “Tất cả đều do người tiêu dùng chưa có những phản ứng mạnh mẽ, pháp luật không trừng trị thẳng tay. Một khi người ta tẩy chay thì hàng có nn, có rẻ đến mấy mà người bán hàng có lối hành xử thiếu văn hóa thì cũng chẳng bán được cho ai”.

Đồng tình với quan điểm trên, bạn đọc sở hữu email [email protected] thẳng thắn: "Bún mắng cháo quát" có lẽ cần một chế tài. Một bức xúc lâu ngày và dai dẳng thế này sẽ đến lúc cần phải giải quyết, giống như một vết thương cần được băng bó đúng lúc, đúng thời điểm, nếu không sẽ lan ra rất nhanh. Có một quán "mắng khách", không có lý gì sẽ không có quán thứ hai, thứ ba, thậm chí quán thứ n. Thậm chí, khách lại còn đông là đằng khác. Vậy nên tâm lý "Tội gì mà không làm, thiên hạ làm được, mình cũng làm được" là điều đương nhiên. Chế tài kịp thời sẽ ngăn chặn tình trạng này.

Diễn đàn “Bún mắng cháo quát: Tại anh tại ả tại cả đôi bên?” tuy không diễn ra trong một thời gian dài song thông qua các ý kiến ́p ý, bình luận xác đáng, đa chiều và sâu sắc của độc giả, bạn đọc có thể có được một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng “Bún mắng cháo chửi” gây tranh luận gay gắt trong thời gian vừa qua. Những hạn chế của cả hai bên người mua – kẻ bán, những ́c khuất đã được phần nào phơi bày và sau cùng là những giải pháp để giải quyết thực trạng đó, đưa vấn đề đến chỗ ngã ngũ. 

Diễn đàn vẫn được tiếp tục mở để chào đón những bình luận, ́p ý từ quý vị độc giả. 
Rất mong nhận được sự ủng hộ từ quý vị trong những diễn đàn tiếp theo về chủ đề này và nhiều chủ đề phong phú, đa dạng khác!

Đỗ Dung – Nhóm 2
Báo mạng điện tử K31


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN