Cơm sinh viên: Kinh hãi quy trình chế biế

(Sóng trẻ) - Đi dọc các trường đại học thật không khó để bắt gặp các quán cơm bình dân mọc lên san sát nhau. Rất nhiều món ăn bắt mắt và hấp dẫn được bày ra để bán cho sinh viên. Trông có vẻ rất nn lành nhưng chất lượng thật sự của những bữa cơm này thì không phải ai cũng có thể đánh giá hết được.

Điệp khúc gạo ngâm, rau dập, cá ươn…

 Đi qua hàng ăn sinh viên đặc biệt là những quán ăn ở ngay lề đường thì sẽ được chứng kiến cảnh tượng “kinh hoàng” khi nhìn họ sơ chế những bó rau hay những con cá rô phi “trương phềnh” lên trong chậu nước.
 Rau muống không phải được nhặt cẩn thận, bỏ từng lá sâu, lá úa mà người ta cho lên một cái thớt rồi dùng dao thái và bỏ vào chậu nước gần đó. Chậu nước thì nhỏ mà rau thì nhiều, đôi khi trào hết cả ra nài.
 Kinh hãi hơn là cách chế biến cá, những con cá rô phi đã ươn chỉ được rửa qua bằng một, hai lần nước thậm chí còn không được cắt vây, rồi được vớt ra để cho ráo nước đợi chế biến.

Dưới sự “biến hóa” tài tình của các đầu bếp, những bó rau muống kia vẫn thơm lừng khi xào chung với tỏi, những con cá vẫn được chiên lên vàng rộm, đánh lừa cảm giác của người ăn. 

539edbfc4_12.jpg
Rau Muống thơm lừng nhưng chế biến không mấy sạch sẽ

Họ  - Những sinh viên nghèo, vẫn cắm cúi ăn, nhưng đâu biết rằng mình đang mang mầm bệnh trong người. Hoặc giả sử có biết thì vẫn phải ăn, vì đâu còn sự lựa chọn nào khác. Bạn Diệu Linh ( Đại học Sư Phạm Hà Nội) kể khổ “Mỗi miếng cơm đưa vào miệng đều phải cố gắng nuốt trôi vì thực sự nó rất khó ăn. Cơm thì vừa nhạt, vừa khô. Rau muống nhìn thì nn nhưng ăn vào lại chát chát”. 

Sinh viên kí túc nói gì với với cơm bẩn

Bạn Hồ Sen (Quản lí văn hóa tư tưởng, Học viện Báo chí và tuyên truyền) chia sẻ: “Mới đầu nghĩ tới việc phải đi ăn cơm nài, tớ cũng sợ lắm. Ở Kí túc xá các thầy cô không cho nấu nên bắt buộc phải ăn ở nài thôi, biết là không đảm bảo nhưng chẳng còn sự lựa chọn nào khác. Với lại sinh viên nghèo mà, làm gì có tiền mà ăn ở những chỗ sang trọng, nên ăn riết cũng thành quen”. 

Một số bạn nhanh trí nghĩ ra cách lựa cho mình thức ăn an toàn hơn bằng việc chỉ đi ăn cơm buổi trưa còn chiều thì ăn thứ khác vì các bạn ấy quan niệm những thức ăn thừa từ trưa sẽ được hâm nóng lại cho bữa tối. Vì vậy rất có thể sẽ ăn lại thức ăn thiu thối. 

539edbfc4_anh_11.jpg
Cơm sinh viên trong khá bắt mắt nhưng lại mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Nhưng đâu phải lúc nào cũng làm được như vậy vì khi cơn đói tràn về thì cơm vẫn luôn là sự lựa chọn số một với sinh viên nghèo. Có một số bạn tìm cách làm thân với chủ quán với hi vọng sẽ được ưu tiên những món ăn tươi nn, sạch sẽ hơn một chút.

Nhưng dù có cố gắng tới đâu thì cơm sinh viên vẫn là nỗi ám ảnh cho tới tận sau này. Có người còn vui tính nói đùa “chưa ăn cơm bụi( cơm bẩn) thì vẫn chưa phải là sinh viên”.

Mặc dù mất vệ sinh như vậy nhưng dường như các chủ quán cơm vẫn không mảy may quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng đặc biệt đối với sinh viên. Thậm chí còn được quảng cáo là “cơm nn, bổ và rẻ”. Tuy không phải là tất cả nhưng đây vẫn là hồi chuông báo động về vấn đề an toàn thực phẩm. Cần sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan chức năng và xây dựng khung chế tài đủ mạnh để khắc phục được tình trạng này. Sinh viên không còn nỗi lo “Hôm nay ăn gì”?

Hà Anh
Báo mạng điện tử K33
Ảnh: Internet








Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN