Trạm cứu hộ gấu Tam Đảo - mái ấm của những chú gấu trở về từ cõi chết

(Sóng trẻ)-Trung tâm cứu hộ Gấu Tam Đảo hiện là ngôi nhà của 151 cá thể gấu, trong đó có 10 cá thể thuộc loại gấu chó và còn lại là gấu ngựa. Hầu hết những chú gấu này đều là nạn nhân của nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép và nuôi gấu lấy mật. 

Gấu tự nhiên đang trong bờ vực tuyệt chủng bởi nạn săn bắt động vật hoang dã trái phép, chủ yếu phục vụ việc lấy mật gấu. Mật gấu đã từ lâu được xem như một loại thuốc quý có thể chữa được nhiều bệnh và giúp bồi bổ sức khỏe một cách nhanh chóng. 

Công đoạn hút mật diễn ra chủ yếu dưới hai hình thức: một là dùng kim châm đâm vào vùng ngực của gấu, đâm dò và nếm đầu kim tới khi thấy hơi đăng đắng thì xác định đó là vùng mật gấu rồi dùng kim lớn xuyên qua da để hút mật. Cách thứ hai, người nuôi dùng máy siêu âm dò mật gấu rồi đâm kim trích mật. 

Cho dù diễn ra với hình thức thủ công hay có sự hỗ trợ của máy móc, việc lấy mật gấu cũng gây nên rất nhiều thương tổn và đau đớn cho các chú gấu. Những người nuôi gấu cho biết, cứ 15 ngày họ lại trích mật một lần và với những con gấu lớn, hung dữ, họ phải tiêm thuốc mê trước khi trích mật. 

Gấu thuộc nhóm IB được bảo vệ bởi công ước quốc tế và cả pháp luật Việt Nam. Việc săn bắt gấu và hút mật trái phép đã bị nhiều tổ chức quốc tế như CITES, WSPA và Tổ chức Động Vật Châu Á lên án quyết liệt. Chính vì vậy, đầu năm 2007, Tổ chức Động vật Châu Á đã kết hợp với vườn quốc gia Tam Đảo thực hiện dự án“Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam” tại vườn quốc gia Tam Đảo nhằm xây dựng khu cứu hộ cho khoảng 200-250 cá thể gấu các loại.

e7a57e8c0_1.jpg
Trung tâm cứu hộ Gấu được xây dựng trong khuôn viên vườn quốc gia Tam Đảo.

Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam có diện tích lên tới 12ha được trang bị đầy đủ điều kiện chăm sóc suốt đời cho các cá thế gấu. Trung tâm được chia thành 2 khu tách biệt: một trạm cách ly và các cơ sở y tế, phẫu thuật có sức chứa gần 100 cá thể trong các lồng lớn; một khu chuồng trại phục hồi chức năng cho gấu tự nhiên và khu chăm sóc đặc biệt cho những cá thể gấu tàn tật. Toàn bộ đều được bảo vệ nghiêm ngặt có hàng rào lưới theo mô hình doanh trại.

e7a57e8c0_2.jpg
Khu chuồng trại bán tự nhiên phục hồi chức năng cho những chú gấu.

Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo hiện nay có 151 cá thể được chăm sóc, trong đó có 10 cá thể gấu ngựa và số còn lại là cá thể gấu chó. Hầu hết, những cá thể gấu được phát hiện tự nhiên điều được đưa vào đây để bảo vệ dưới sự săn bắt trái phép. Nài ra, những cá thể gấu bị săn bắt để lấy mật sau khi được các cơ quan chức năng cứu thoát khỏi các trang trại chăn nuôi gấu hút mật cũng đều được đưa về đây để được chăm sóc hỗ trợ đặc biệt để sớm thích nghi lại với môi trường tự nhiên. 

e7a57e8c0_3_2.jpg
Một ngăn container từng là nơi giam giữ những chú gấu được bày tại Trung tâm cứu hộ.

Mỗi cá thể gấu được ghi rõ lai lịch và tình trạng sức khỏe để được chăm sóc một cách khác nhau. Chúng cũng được đặt tên riêng theo mong muốn của những nhà hảo tâm đã nhận bảo trợ tài chính hay tùy vào hoàn cảnh khi chúng trở về với “ngôi nhà tình thương này”. Thu – một chú gấu được đón về trung tâm trong những ngày thu hanh hao khi đang thoi thóp trong ba lô của một kẻ săn bắt trái phép. Sống Sót – chú gấu nhỏ chỉ còn da bọc xương và bị mù một bên mắt nhưng may mắn lại là thành viên cuối cùng còn sống trong một trại gấu ở Quảng Ninh. Hay Adrew, Olly, Mausi. Mara,...những cái tên và nhiều câu chuyện khác. 

e7a57e8c0_4.jpg
 Andrew – chú gấu bị thương chỉ còn 3 chân may mắn được giải cứu đưa về trung tâm.

Hầu hết các cá thể được đưa về đây trong tình trạng tổn thương, hoảng loạn tâm lí, khuyết tật... Chúng được các nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe đặc biệt ở khu cách ly trong điều kiện hạn chế tiếp xúc với con người. Sau khoảng thời gian từ 45 đến 60 ngày phục hồi, gấu được chuyển đến khu nuôi dưỡng bán hoang dã để tập lại thói quen sống và các tập tính tự nhiên. Nếu như gấu là loài sinh sống độc lập ở nài tự nhiên thì ở đây, chúng được ghép cặp, có bạn thân và vui đùa cùng nhau. 

e7a57e8c0_5.jpg
Gấu được ghép cặp thành bạn thân và cùng nhau chơi đùa.

“Cho dù rất yêu thương và coi những chú gấu như con nhưng tình nguyện viên chúng tôi vẫn phải giữ khoảng cách, không làm cho gấu quá gần gũi với con người mà quên mất bản tính tự nhiên của mình.” – chị Thu Hằng, một nhân viên của trung tâm chia sẻ. 

0165f100c_6_2.jpg
 Chị Thu Hằng chia sẻ với khách tham quan về những tổn thương của gấu khi bị trích mật.

Mỗi tháng trung tâm cứu hộ mở cửa hai lần để cho khách tham quan có thể tìm hiểu về loài gấu. Hoạt động này với trọng tâm hướng tới là giáo dục cộng đồng, nâng cao ý thức của con người về bảo tồn động vật hoang dã đặc biệt là loài gấu. Những học sinh, sinh viên khi tới đây tham quan không chỉ được tìm hiểu về những tập tính đáng yêu của loài gấu mà còn ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ chúng khỏi nguy cơ tuyệt chủng. 

 

Nguyễn Minh Đức 
Nhóm 7 – Lớp báo chí đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN