Trầm trồ với triển lãm tranh thực hiện bởi sinh viên Cao học k22 trường Đại học Mỹ Thuật

(Sóng trẻ) - “Chào” là triển lãm của 11 thành viên trong lớp Cao học K22 (2019-2022) Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, họ là những tác giả bao gồm nhiều thế hệ 7x, 8x và 9x.

Đến với triển lãm “Chào”, người xem sẽ được chiêm ngưỡng các tác phẩm đa dạng về chất liệu và đề tài. Triển lãm không chỉ mang đến cho người xem những trải nghiệm nghệ thuật mang đậm tính văn hóa truyền thống Việt Nam mà còn có sự giao lưu văn hóa đặc sắc ở đất nước bạn Lào.

275402488_304360361796093_7364344069236144948_n.jpg
Tác phẩm "Múa Champa Lào" với chất kiệu compsite. Ảnh: Vy Anh. 

Các tác giả trong triễn lãm lần này bao gồm nhiều thế hệ 7x, 8x và 9x, trong số đó là các du học sinh từ Lào, một số là học viên vừa mới tốt nghiệp đại học và các nghệ sĩ đã nhiều năm rời xa trường học.

Họ gặp gỡ giao lưu và học tập với nhau để giờ đây khi hoàn thành xong chương trình học họ cùng nhau tổ chức triển lãm “Chào” như một lời chào tạm biệt thân thương tới trường lớp, thầy cô và gửi lời chia tay đến các bạn Lào trước khi về nước.

Một số tác phẩm tại triển lãm: 

275399676_928325297881311_2235002350724981025_n.jpg
Được biết nghệ thuật sơn mài xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm, các tác phẩm sơn mài được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ ở Việt Nam có niên đại từ thế kỷ III đến thế kỷ IV trước Công nguyên. Qua nhiều thế kỷ, các nghệ sĩ và nghệ nhân bậc thầy của Việt Nam đã nắm vững kỹ thuật sử dụng sơn mài cho mục đích trang trí và bảo quản. Tranh sơn mài có phong cách độc đáo, khác biệt với tranh lụa, sơn dầu hay màu nước. Ảnh: Vy Anh.
275273880_2909312559367629_2581465645465446411_n.jpg
"Một thoáng quê nhà 2" của tác giả Lê Anh Quý. Ảnh: Vy Anh.
275275278_492041255893388_4990873479128561313_n.jpg
Thường sơn mài truyền thống có ba màu – nâu, đen và đỏ son. Đến những năm 1930, các nghệ sĩ bắt đầu sử dụng một kỹ thuật mới được gọi là đục đẽo, mang lại sự pha trộn màu sắc phong phú hơn và tăng thêm cảm giác về kích thước và khoảng cách. - Ảnh: Vy Anh.
275551325_505328584412370_3566458851776507739_n.jpg
Phần lớn các nghệ nhân sử dụng thêm các chất khác liệu khác như tro thực vật, vỏ trứng nghiền, vàng và bạc để tô điểm cho tác phẩm của họ. Những chất liệu này này giúp các nghệ sĩ hiện đại thể hiện cái tôi và tiếp thêm sự sáng tạo và cá tính về phong cách cho các tác phẩm nghệ thuật của họ. Ảnh: Vy Anh.

Triển lãm “CHÀO” kể từ ngày 10/03/2022- 18/03/2022 tại tầng1& 2.

Địa điểm: Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội.

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật23 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN