“Trong bối cảnh khó khăn, cái quý nhất ở Việt Nam mình là không chịu bó tay”

(Sóng Trẻ) – Chiều 3/10 tại Hội trường lớn Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Kinh tế tổ chức gặp gỡ, giao lưu chào mừng năm học mới. Về dự chương trình có chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Trong buổi gặp mặt, bà tin tưởng nói rằng: “Trong bối cảnh khó khăn, cái quý nhất ở Việt Nam mình là không chịu bó tay”.

Chương trình gặp gỡ, giao lưu là buổi gặp mặt thường niên của khoa Kinh tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tham dự chương trình năm nay có chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam, từng tham gia ban cố vấn của chính phủ; thầy Nguyễn Gia Hảo – chồng bà Chi Lan; cùng các thầy cô ban chủ nhiệm khoa, toàn bộ giảng viên và sinh viên khoa Kinh tế.

Mở đầu buổi giao lưu, bà Chi Lan nói về mối quan hệ giữa báo chí và kinh tế. Đề cập đến phóng viên kinh tế các nơi đều rất năng động được thể hiện ngay ở những sinh viên chuyên ngành kinh tế đang học trong môi trường báo chí. 

Bà khẳng định: “Vai trò của báo chí vô cùng quan trọng, kể cả đối với kinh tế. Những người làm kinh tế hiện nay, dù là kinh tế vĩ mô hay vi mô thì cũng đều cần báo chí trong vai trò là những người đồng hành, dẫn dắt cho mình. Ở cách cung cấp thông tin, đưa ra những tin bài mang tính định hướng, gợi mở về các vấn đề của thị trường, các vấn đề nảy sinh trong xã hội, hay các khía cạnh khác tưởng như không liên quan tới kinh tế nhưng thực chất lại có mối quan hệ gắn kết. Quan hệ kinh tế gắn bó với các quan hệ chính trị, các vấn đề an ninh quốc phòng, quan hệ xã hội, quan hệ văn hóa… Vì vậy tôi muốn nhắc nhở các bạn dù học trong lĩnh vực, chuyên ngành nào thì khi ở trong môi trường báo chí, các bạn cũng nên tận dụng cơ hội để học hỏi kỹ năng, kinh nghiệm của những người học chuyên về báo”. 

68cf66583_i_3108.jpg
Tiến sĩ Đồng Văn Phường, trưởng khoa Kinh tế cùng chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Bà Chi Lan kể nhiều về các câu chuyện kinh tế tại các quốc gia. Trong đó, bà tin rằng con đường phát triển kinh tế tốt nhất vẫn nên là con đường phát triển chậm mà chắc, đảm bảo cân bằng mối quan hệ giữa kinh tế với vấn đề môi trường, an sinh xã hội. Một minh chứng về phát triển kinh tế nhanh chóng là Trung Quốc, quốc gia đã vươn lên là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Nhưng trong hai năm trở lại đây, tại Trung Quốc ngày càng xảy ra nhiều vấn đề về kinh tế, thể hiện rõ nhất ở tốc độ tăng trưởng đã chậm lại. Kèm theo vấn đề kinh tế là các hệ quả nghiêm trọng khác, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững. Quốc gia này có từ 300 đến 400 triệu người thất nghiệp, ngang nửa dân số ASEAN. Môi trường bị suy thoái đến nỗi người ta nói có mang toàn bộ GDP Trung Quốc ra để chữa vấn đề môi trường thì trong vài năm tới cũng không đủ để khắc phục. “Các vấn đề về trình độ cũng vậy”, bà nói tiếp, “Ham chạy theo công nghệ nhưng lại là công nghệ thấp. Nên bây giờ kết quả là tốc độ phát triển bị kìm lại, không thể cao hơn được nữa. Năng suất lao động cũng dừng ở mức hiện nay chứ không thể cao hơn để cạnh tranh. Nói cho cùng về nguyên lý kinh tế, thì cạnh tranh quyết định nhất vẫn là về năng suất lao động”.

Tại Việt Nam, chúng ta lựa chọn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình phát triển này gian nan và khó khăn. Chúng ta phải làm cùng một lúc ba nhiệm vụ: Nhiệm vụ thứ nhất là phát triển nền kinh tế, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thu nhập rất thấp (ước tính 100 USD/người/năm). Nhiệm vụ thứ hai là chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Nhưng cách thức chuyển đổi phải linh hoạt, tùy vào trường hợp ở từng quốc gia. Nhiệm vụ thứ ba là hội nhập kinh tế quốc tế. Dấu mốc đầu tiên về hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta là sự tham gia vào tổ chức khu vực ASEAN năm 1995. Việt Nam cùng các nước trong khu vực hướng tới năm 2015 sẽ hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN với khoảng 600 triệu dân. Các quốc gia hợp tác, lấy kinh tế làm nòng cốt để cùng phát triển các vấn đề văn hóa, xã hội. Bên cạnh các nước Đông Nam Á, chúng ta cũng hình thành một loạt đối tác mang tính chất chiến lược như với Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU; từ đó mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam phát triển. Dự kiến tới giai đoạn 2014 – 2015, Việt Nam sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn mới trong hội nhập kinh tế quốc tế.

68cf66583_i_3102.jpg
Bà Chi Lan trả lời câu hỏi giao lưu từ các bạn sinh viên

Chia sẻ về kinh nghiệm học hỏi, trau dồi kiến thức, bà Chi Lan chỉ ra ba cách: học trên sách vở, đọc thật nhiều; kết hợp với lắng nghe từ các hội thảo, hội nghị, tọa đàm… để mở mang đầu óc; và cuối cùng là bám vào thực tế. Nói về thực tế, bà thể hiện niềm tin tưởng mỗi khi đi về các địa phương: “Trong bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa hiện nay, thì khi đi về các địa phương tôi vẫn tìm thấy niềm tin. Thấy sức sống, thấy khát vọng của người dân, thấy mong muốn của chính quyền, thấy những sáng kiến ở các nơi nêu ra, những trăn trở… Nghe các câu hỏi rất thật từ các đồng chí lãnh đạo ở tỉnh, tôi cảm thấy sung sướng lắm, và nó tạo niềm tin rất nhiều cho mình. Trong bối cảnh khó khăn, cái quý nhất ở Việt Nam mình là không chịu bó tay”. 

Bà Chi Lan nói thêm: “Những nỗ lực của chúng ta có khi ồn ào, nhưng phần lớn vẫn là âm thầm, nhưng chính những điều âm thầm ấy giúp mình đứng vững”. Bà tin rằng chúng ta có thể tạo được sức bật trong tương lai trên nền tảng của những cố gắng lặng lẽ, âm thầm đó. Kết lại bài phát biểu là lời khẳng định cuối cùng của bà: “Tương lai của đất nước nằm ở trong tay những người trẻ”. 

Hạnh Dung
Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN