Tự do tôn giáo, tín ngưỡng hay chiêu bài chính trị?
(Sóng trẻ) - Tiếp tục các chính sách hận thù, các thế lực thù địch đã lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”. Trước tình hình căng thẳng về chính trị gần đây, những kẻ phản động lợi dụng tôn giáo đã xuyên tạc, vu khống, gây kích động, tạo cơ hội bạo loạn, kêu gọi người Việt Nam ở nước nài chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa.
Phần tử cực đoan “đội lốt” tôn giáo gây nguy hiểm cho xã hội
Một sự thật trớ trêu, trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân ta đang bước lên giai đoạn phát triển mới, toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, Đảng càng đánh giá cao vai trò của tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Những việc làm tốt đẹp này đã được cả thế giới công nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một bộ phận các thế lực thù địch đã lợi dụng mối quan hệ tốt đẹp với người dân để bịa đặt vu khống Nhà nước Việt Nam ngăn cấm tự do tôn giáo, “đàn áp”, “sát hại”, “hành hung”, thực hiện âm mưu lật đổ Đảng và Nhà nước. Sự chống phá quyết liệt của những kẻ cực đoan trong tôn giáo cùng sự “hà hơi, tiếp sức” của các thế lực thù địch bên nài nguy hiểm đã làm cho một số người nhẹ dạ cả tin theo tôn giáo, tín ngưỡng lầm tưởng rằng việc làm đó là đi theo những bậc thần thánh mang phúc lộc cho các con chiên.
Từ năm 2007, một số phần tử như Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý,... đã lợi dụng áo cà sa để ăn chặn tiền cứu trợ dân nghèo, ăn chơi, nhiều thê thiếp, kêu gọi đa đảng, chống phá cách mạng. Chúng trân tráo cầm loa kêu gọi, kích động người dân, làm giả di chúc của cụ Thích Huyền Quang để chiếm ngôi Tăng Thống của cụ. Hành động này đã khiến cho những người theo tôn giáo bị lợi dụng và gây ảnh hưởng nặng nề đến sự đoàn kết giữa các tôn giáo và giữa nhân dân ta. Đối với những người dân có hoàn cảnh khó khăn, họ không được nhận trợ cấp mà còn bị lợi dụng đến bần cùng hóa.
Linh mục Nguyễn Đình Thục đứng đầu đoàn biểu tình chống Formosa (Ảnh: Internet)
Năm 2017, công ty Formosa đã gây ra sự cố môi trường biển ở miền Trung và đã phải nhận trách nhiệm và đền bù 500 triệu USD. Chính quyền địa phương cùng Chính phủ đã khắc phục hậu quả sau gần một năm với nhiều chuyển biến tích cực. Dưới vỏ bọc “tôn giáo”, linh mục Nguyễn Đình Thục đứng đầu những kẻ phản động đứng lên kêu gọi, kích động giáo dân tụ tập biểu tình, đập phá các phương tiện máy móc và đình công tại các cơ sở công nghiệp sản xuất. Khi các cơ quan, chính quyền tham gia chống biểu tình thì những kẻ này vu khống rằng chính quyền “đàn áp”, “bắt giữ”, “đánh đập” người dân một cách vô lý. Hơn nữa, chúng còn kêu gọi người dân khởi kiện lên Tòa án Quốc tế, cùng đứng lên đuổi công ty Formosa ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam. Sự việc này đã khiến cho các giáo dân biểu tình, tuần hành, chống đối đã khiến mâu thuẫn giữa các giáo dân và người dân địa phương trở nên ngày càng căng thẳng.
Trước tình hình chính trị nhạy cảm đó, Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế/BNG (USCIRF) đã công bố tài liệu tổng kết tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, với những đánh giá thiếu khách quan khi cho rằng: Việt Nam chưa thực sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Tình trạng xâm phạm tự do tôn giáo vẫn diễn ra, nhiều nơi chính quyền địa phương. Đây là một hành vi không thể nào chấp nhận được trong một xã hội có pháp luật.
Vào tháng 4/2017, kẻ đứng đầu là linh mục Đặng Hữu Nam đã xúi giục người dân trưng khẩu hiệu xuyên tạc về ngày ngày 30/4: "30/4 - ngày mà đất nước Việt Nam rơi vào thảm cảnh đau khổ cả miền Bắc lẫn miền Nam, ngày mà dân tộc Việt Nam mất đi tự do”. Chúng đã lôi kéo một bộ phận giáo dân gây rối trật tự an ninh, tạo cớ vu khống chính quyền đàn áp, bóp nghẹt dân chủ. Nài ra đoàn biểu tình còn gây cản trở giao thông kéo dài suốt quốc lộ 1A. Có thể thấy, vụ việc này khiến cho một bộ phận giáo dân, đặc biệt là thế hệ trẻ có những suy nghĩ lệch lạc, hiểu sai về lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của ông cha ta hàng ngàn năm đến nay.
Linh mục Nguyễn Duy Tân đang lợi dụng lòng tin của các giáo dân để tổ chức biểu tình, kích động, phản đối nhà nước vào ngày 4-5/6/2018. (Ảnh: Internet)
Thời điểm gần đây nhất, Quốc hội đưa dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Với mưu đồ chống phá đến cùng, những kẻ cực đoan như tổ chức Việt Tân, Hội anh em dân chủ, một số linh mục như Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Ngọc Nam Phong,... đẩy mạnh tuyên truyền, kích động, đánh tráo khái niệm “đặc khu kinh tế” với “tô giới”. Điều này nhằm cố tình xuyên tạc “Đảng Cộng sản Việt Nam bán nước cho Trung Quốc, âm thầm nhận hối lộ, thương lượng và đưa người dân vào cảnh mất đất, mất nước,...”.
Những lời vu khống trắng trợn đó đã gây ra một dư luận trái chiều về việc không ủng hộ, phản đối quyết liệt việc “Nhà nước ta bán đất cho Trung Quốc 99 năm”. Lợi dụng các trang mạng xã hội, một số tên phản động, nhà hoạt động đã tấn công, kêu gọi biểu tình, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên trên địa bàn các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... Nổi bật nhất đó là nhà hoạt động như Hoàng Dũng đã gợi ý trên trang Facebook cá nhân của mình với nội dung: “Các bạn hãy rủ rê bạn bè thân tín (từ ba đến năm người là đủ, thậm chí chỉ cần hai) đi biểu tình du kích chớp nhoáng. Đứng cầm biểu ngữ A3, A4 ở một nơi công cộng nào đó, chụp xong cái hình rồi rút về đăng Facebook. Hiện ở Sài Gòn, các bạn trẻ đang lan truyền cách đứng chụp hình một mình dưới bảng tên đường là những nhân vật lịch sử chống Trung Cộng. Một cách khác là in và dán các biểu ngữ lên nơi công cộng: Nhà chờ xe buýt, nơi cho dán tờ rơi...".
Có rất nhiều sinh viên đã nhận được những tin nhắn từ người lạ với nội dung công kích “Hà Nội đang có biến rồi. Biểu tình chống Trung Cộng. Hãy là người dân yêu nước chúng ta có ý thức đấu tranh không để người dân là nô lệ nại bang. Không manh động không bạo động. Hãy gửi tin nhắn này đến bạn bè của bạn. Đến thời điểm 15/6/2018. Nếu Quốc hội thông qua Luật Đặc khu. Chúng ta sẽ xuống đường biểu tình cùng cả nước. Đề nghị nếu là người dân Việt Nam hãy truyền tin này cho mọi người". Nếu như không có biện pháp, định hướng đúng thì rất có thể nhiều cuộc biểu tình, bạo loạn, gây rối trật tự xã hội. Hành động này đã khiến cho người dân hoang mang, ảnh hưởng tâm lý, xuyên tác, gây mất uy tín với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết giữa các tôn giáo, tín ngưỡng và giữa người dân Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam và các chính sách của Nhà nước.
Việt Nam là một đất nước tôn trọng quyền tự do về tôn giáo và tín ngưỡng
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Trước hết phải khẳng định rằng: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo, kể cả tôn giáo nội sinh và tôn giáo nại sinh. Với bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Quán triệt, kế thừa, phát triển quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Người, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực hành quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Điều này được thể hiện rõ tại pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có tín ngưỡng, có tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau”.
Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được Nhà nước ta quy định rõ, được Pháp luật Việt Nam công khai, thừa nhận và bảo vệ. Theo Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 24 quy định: “(1) Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. (2) Nhà nước ta tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. (3) Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Căn cứ vào Luật tổ chức Chính phủ ngày 19/6/2015; Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/11/2016, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng và tôn giáo được thi hành kể từ ngày 30/12/2017.
Hàng nghìn các Chư, tăng ni, phật tử, lãnh đạo các ban ngành cùng nhân dân đến dự lễ cầu siêu - Khai hội chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh năm 2018. (Ảnh: Huyền Chi)
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng phong phú và đa dạng. Hình ảnh Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt (Ảnh: Huyền Chi)
Trong thực tế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ta luôn luôn được tôn trọng và mở rộng. Cụ thể: Việt Nam, một trong các nước có Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo; Tham gia vào các sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam có khoảng hơn 20 triệu người, khoảng 62.500 chức sắc, nhà tu hành và khoảng hơn 22.000 cơ sở thờ tự tôn giáo; Các cơ sở đào tạo hiện nay đang được mở rộng. Hiện nay có khoảng 10 trường Đại học Tôn giáo, 3 Học viện Phật giáo, 6 Đại chủng viện Thiên chúa giáo, 1 Viện Thánh kinh thần học của Tổng liên hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, 40 trường đào tạo các giáo chức tôn giáo ở các cấp độ khác nhau, các ấn phẩm tôn giáo, nhất là kinh sách được xuất bản theo yêu cầu của các tôn giáo. Công tác đào tạo, xuất bản sách tôn giáo rất được Nhà nước quan tâm. Ở các cấp địa phương, Đảng và Chính phủ cho thành lập từng Ban Trị sự riêng để kết hợp cùng các cơ quan chính quyền địa phương tham gia quản lý, lãnh đạo, có những chính sách phù hợp với hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng của nhân dân. Đây là minh chứng hùng hồn phản ánh chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta mà không có một thế lực nào có thể phủ nhận được.
Theo Bộ Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016, Chương VIII - Quản lý Nhà nước và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo quy định ở mục 2 (Xử lý vi phạm Pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo). Điều 64: Xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Điều 65: Xử lý cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ: Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm sau đây: “1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; 2. Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; 3. Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo".
Điều hiển nhiên ở đây mà ai cũng biết, đã là công dân thì ở bất cứ quốc gia nào cũng cần phải sống và tuân thủ theo pháp luật, quy định. Trong đó, các cá nhân tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cũng phải bình đẳng và tuân thủ đúng pháp luật, phải có nghĩa vụ và thực hiện các nhiệm vụ để bảo vệ lợi ích, độc lập chủ quyền của quốc gia đó. Bất cứ một hành động vi phạm pháp luật nào xảy ra sẽ đều bị trừng trị theo đúng pháp luật. Việc này đòi hỏi mỗi người dân chúng ta cần tỉnh táo trong nhận thức và hành động đúng đắn. Phải luôn cảnh giác cao độ với những tôn giáo, tín ngưỡng xấu, vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của mỗi người nói riêng và an ninh, trật tự, an toàn xã hội nói chung.
Đảng và Nhà nước cần có những biện pháp mạnh tay hơn trong việc phát hiện, xử lý một số phần tử phản quốc, thế lực thù địch bên nài lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”; vi phạm pháp luật, lật đổ chính quyền nước ta và nền xã hội chủ nghĩa. Chính quyền địa phương đã có những biện pháp giải quyết, tuy nhiên còn nhiều bất cập và hạn chế. Bởi tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm, không thể đưa ra những quyết định không phù hợp, chớp nhoáng, không toàn diện và đồng bộ. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực từ các bên liên quan nhằm xây dựng đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam lành mạnh, đóng góp hiệu quả vào công cuộc phát triển của đất nước.
Huyền Chi
Cùng chuyên mục
Bình luận