Từ phạm nhân trở thành triệu phú
(Sóng Trẻ) - Trở về sau 1 năm 3 tháng trong trại giam với 2 bàn tay trắng, bằng ý chí, nghị lực anh Nguyễn Xuân Tín (xã Minh Tân - huyện Thủy Nguyên - TP Hải Phòng) đã đứng dậy sau vấp ngã, làm giàu chính đáng bằng nghề nung vôi, trở thành “triệu phú” trong làng.
Đầu năm 2006, chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ trong làm ăn với một người cùng họ hàng, anh Tín đã đánh gây thương tích cho người này và bị Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng) tuyên phạt về tội cố ý gây thương tích, với mức án phải chấp hành là 1 năm 3 tháng tù giam.
Do cải tạo tốt anh Tín được đặc xá ra tù trước thời hạn. Khi trở về địa phương, anh Tín lại càng cố gắng quyết tâm chứng tỏ bản thân. Lúc đó, anh nghĩ tới nghề nung đá vôi bởi Minh Tân có nguồn đá vôi khá dồi dào, trong khi bao nhiêu lao động ở địa phương nhàn rỗi.
Ước mơ của anh Tín là được tự mình sở hữu được một lò nung vôi. Nhưng biết làm thế nào khi trong tay không có lấy “một đồng bạc”, chẳng lẽ cứ đi làm thuê mãi? Chạy vạy nhiều chỗ nhưng đều nhận được những lời từ chối, cuối cùng Tín chấp nhận bán cả căn nhà cùng mấy sào vườn để xây lò nung vôi.
Anh Tín kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng
Tín tâm sự: “Nghề này đòi hỏi nhiều sức lực, lại suốt ngày phải bám bụi cộng với nắng, gió làm cho da cứ đen sạm. Nung vôi phải thức đêm nhiều. Nếu lò vôi có sự cố gì thì cả nhà sẽ mất ăn cả tháng.” Vất vả là vậy nhưng nghề nung vôi cũng “bạc”. Theo Tín, để có được một lò vôi khoảng 10 tấn thì phải chi hết cả chục khối đá, mấy tấn than, củi... ước tính chi phí cũng gần chục triệu đồng.
Mẻ vôi đầu tiên vừa ra lò bị hỏng, chị Hằng (vợ Tín) đã ôm mặt khóc. Vừa ra tù với bao nhiêu khó khăn, nhà cửa thì đã bán hết, ai mà không tuyệt vọng. Song, lúc đó không hiểu sao anh lại tin mình có thể làm lại được và sẽ thành công. Anh luôn nghĩ: “Nghèo không có tội, nhưng cam chịu cái nghèo là có tội”.
Giọng anh trầm xuống: “May có anh bạn đi làm ăn ở miền Nam về quê thăm gia đình thấy hoàn cảnh khó khăn đã không ngần ngại cho tôi vay. Thực ra, tôi biết lúc đó vay được 10 triệu đồng là cả vấn đề rồi, nhưng đối với tôi lại càng khó, tài sản không, lại mới ra tù về…”
Hiện nay, xưởng nung vôi của Tín thường xuyên có khoảng 20 công nhân thay nhau làm việc, mỗi tháng xuất hơn 150 tấn vào thị trường các tỉnh phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, nài ra còn một số nhà máy sản xuất thép trực tiếp đến đặt hàng. Cũng với số tiền lãi hàng tháng, Tín còn quyết định đầu tư mấy chiếc xe tải để chuyên chở đá vôi.
Tín khẳng định, để có kết quả như ngày hôm nay, anh đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của gia đình, chính quyền xã Minh Tân như động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất. Ông Đỗ Đức Thanh, Phó chủ tịch UBND xã Minh Tân cho biết: “Việc tạo điều kiện cho những người sau mãn hạn tù để họ có thể hòa nhập cộng đồng, nhất là có công ăn việc làm ổn định cuộc sống là trách nhiệm của địa phương”.
Trịnh Văn Tự
Lớp Báo chí K31b
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đầu năm 2006, chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ trong làm ăn với một người cùng họ hàng, anh Tín đã đánh gây thương tích cho người này và bị Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng) tuyên phạt về tội cố ý gây thương tích, với mức án phải chấp hành là 1 năm 3 tháng tù giam.
Do cải tạo tốt anh Tín được đặc xá ra tù trước thời hạn. Khi trở về địa phương, anh Tín lại càng cố gắng quyết tâm chứng tỏ bản thân. Lúc đó, anh nghĩ tới nghề nung đá vôi bởi Minh Tân có nguồn đá vôi khá dồi dào, trong khi bao nhiêu lao động ở địa phương nhàn rỗi.
Ước mơ của anh Tín là được tự mình sở hữu được một lò nung vôi. Nhưng biết làm thế nào khi trong tay không có lấy “một đồng bạc”, chẳng lẽ cứ đi làm thuê mãi? Chạy vạy nhiều chỗ nhưng đều nhận được những lời từ chối, cuối cùng Tín chấp nhận bán cả căn nhà cùng mấy sào vườn để xây lò nung vôi.
Anh Tín kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng
Tín tâm sự: “Nghề này đòi hỏi nhiều sức lực, lại suốt ngày phải bám bụi cộng với nắng, gió làm cho da cứ đen sạm. Nung vôi phải thức đêm nhiều. Nếu lò vôi có sự cố gì thì cả nhà sẽ mất ăn cả tháng.” Vất vả là vậy nhưng nghề nung vôi cũng “bạc”. Theo Tín, để có được một lò vôi khoảng 10 tấn thì phải chi hết cả chục khối đá, mấy tấn than, củi... ước tính chi phí cũng gần chục triệu đồng.
Mẻ vôi đầu tiên vừa ra lò bị hỏng, chị Hằng (vợ Tín) đã ôm mặt khóc. Vừa ra tù với bao nhiêu khó khăn, nhà cửa thì đã bán hết, ai mà không tuyệt vọng. Song, lúc đó không hiểu sao anh lại tin mình có thể làm lại được và sẽ thành công. Anh luôn nghĩ: “Nghèo không có tội, nhưng cam chịu cái nghèo là có tội”.
Giọng anh trầm xuống: “May có anh bạn đi làm ăn ở miền Nam về quê thăm gia đình thấy hoàn cảnh khó khăn đã không ngần ngại cho tôi vay. Thực ra, tôi biết lúc đó vay được 10 triệu đồng là cả vấn đề rồi, nhưng đối với tôi lại càng khó, tài sản không, lại mới ra tù về…”
Hiện nay, xưởng nung vôi của Tín thường xuyên có khoảng 20 công nhân thay nhau làm việc, mỗi tháng xuất hơn 150 tấn vào thị trường các tỉnh phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, nài ra còn một số nhà máy sản xuất thép trực tiếp đến đặt hàng. Cũng với số tiền lãi hàng tháng, Tín còn quyết định đầu tư mấy chiếc xe tải để chuyên chở đá vôi.
Tín khẳng định, để có kết quả như ngày hôm nay, anh đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của gia đình, chính quyền xã Minh Tân như động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất. Ông Đỗ Đức Thanh, Phó chủ tịch UBND xã Minh Tân cho biết: “Việc tạo điều kiện cho những người sau mãn hạn tù để họ có thể hòa nhập cộng đồng, nhất là có công ăn việc làm ổn định cuộc sống là trách nhiệm của địa phương”.
Trịnh Văn Tự
Lớp Báo chí K31b
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận