Tự trọng là biết dừng lại đúng lúc


(Sóng Trẻ) - Pascal đã từng nói: "Con người là cây sậy nhưng là cây sậy có tư tưởng". Một trong những phẩm chất đạo đức làm nên vị trí tối thượng của con người trong vũ trụ chính là lòng tự trọng. Và theo tôi, tự trọng chính là biết dừng đúng lúc.

Từ thưở cắp sách tới trường, bất kì ai trong chúng ta đều từng nghe thấy cụm từ "tự trọng". Danh từ ấy xuất hiện trong bài học đạo đức của thầy cô, trong lời mắng mỏ của cha mẹ: "Sao con cứ để mẹ phải nhắc suốt thế? Không có tự trọng à?" hay gián tiếp qua lời trêu chọc của bạn bè: "Mất dây thần kinh xấu hổ hả?", … Dường như "tự trọng" đồng nghĩa với "tự ái", "sĩ diện", “xấu hổ”. Vâng, tự trọng chính là biết coi trọng nhân cách và giá trị của bản thân.

Ở Nhật Bản, lâu nay, văn hóa từ chức được coi như là biểu tượng đẹp về lòng tự trọng. Một tổng thống dù làm việc hết sức nhưng trong mắt người dân không đem lại hiệu quả rõ rệt sẽ phải từ chức, giải tán, nhường ghế cho người khác. Một bộ trưởng phát ngôn không phù hợp trước báo chí, dù chưa ảnh hưởng đến ai cũng bị lên án gay gắt. Một quan chức phải công khai xin lỗi người dân khi bị phản ánh làm việc chưa hết trách nhiệm hay sai trái.

Cụ thể, năm 2006, ông Shinzo Abe đã trở thành vị thủ tướng trẻ nhất của nước Nhật kể từ thế chiến thứ II với cam kết thúc đẩy cải cách chính sách, phát triển kinh tế và phục hồi mối quan hệ với các nước láng giềng Đông Á. Sau khi phê chuẩn luật giáo dục và nâng cấp Cục phòng vệ thành Bộ quốc phòng, mặc dù được sự tín nhiệm của cử tri Nhật, ông Abe đã từ chức một năm sau đó vì ý thức được sự bất lực của mình trước tình hình hỗn loạn của các đảng và đất nước.

Hay như gần đây nhất, tháng 09/2011, tân bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Yoshio Hachiro đã từ chức vì “lỡ miệng”. Trong chuyến thị sát khu vực quanh nhà máy điện hạt nhân Fukusima số 1, ông Hachiro đã gọi đây là một “thị trấn ma”, đồng thời cũng nói đùa về nguy cơ nhiễm phóng xạ tại khu vực này. Mặc dù chỉ vài giờ sau đó, ông đã ngỏ lời xin lỗi nhưng câu nói “lỡ miệng” ấy đã bị phe đối lập trong Quốc hội Nhật Bản phản ứng mạnh mẽ. Và chỉ sau một tuần được bổ nhiểm ông đã phải rời ghế trong chính phủ của Thủ tướng Noda. Bài học trọng danh dự ở xứ hoa anh đào rất đáng để học tập và noi gương.

Một người khi đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp, danh vọng, quyền lực bất chợt nhận ra mình không thể "tiến" được nữa, không thể cống hiến cho xã hội được nữa quyết định lui vào trong "cánh gà", đó chính là tự trọng.

Năm 2006, mặc dầu đang ở đỉnh cao sự nghiệp ca hát với số lượng fan đông đảo cùng các liveshow để đời, ban nhạc Bức Tường tuyên bố giải tán. Thời điểm đó, họ bị khủng hoảng tinh thần do không thể tìm ra cái mới. Họ cố sáng tác, tập luyện nhưng không thể thoát khỏi cái bóng của chính mình. Không đổi mới, nghệ thuật sẽ chết. Họ quyết định chia tay giữa lúc có vị trí vững chắc trong lòng khán giả. Đúng như Trần Lập đã từng viết trong thư gửi các fan: "Nếu không có đủ thời gian dành cho âm nhạc đỉnh cao thì phải dừng lại ngay trước khi làm hỏng be bét nó...". Ấy chẳng phải là hành động của những con người giàu lòng tự trọng hay sao?

Ngày nay, trong thị trường showbiz Việt gần như bão hòa, các ca sĩ mọc lên như nấm sau mưa nhưng những nhân tố mới hầu như không có. Khi khán giả dần quay lưng với các nghệ sĩ thì những chiêu Pr tệ hại như: lộ ảnh nóng, scandal tình cảm, cách ăn mặc phản cảm... được tung ra ngày càng nhiều nhằm thu hút sự chú ý của dư luận. Họ không biết khẳng định mình bằng âm nhạc mới lạ, tài năng xuất sắc mà chỉ cố đánh bóng tên tuổi bằng những thứ thật nhảm nhí, tầm thường. Lẽ nào các nghệ sĩ chưa được dạy bài học vỡ lòng về tự trọng?

Còn bạn, trên con đường dẫn đến thành công, bạn sẽ cố gồng mình để chạy những bước mỏi mệt, vô định hay biết dừng lại đúng lúc, suy ngẫm, tìm ra những niềm vui, khoảnh khắc đáng nhớ bên đường đời tươi đẹp để những chặng đường tiếp theo thêm ý nghĩa?

                                                                                                                                             Đặng Thị Hương

Lớp báo mạng điện tử K31

Học viện báo chí và tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Tin nổi bật20 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm ”Cây Quân Tử” là triển lãm cá nhân thứ hai của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc lấy cảm hứng từ những nét đẹp cảnh quan tự nhiên và văn hóa đang thay đổi tại quê hương - làng chài ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận.

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Tin nổi bật21 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm “Ngày rộng” không đơn thuần là nơi trưng bày về nghệ thuật mà là không gian để giới trẻ tìm về những khoảnh khắc yên bình, thoát khỏi cuộc sống hối hả và suy ngẫm về chính mình.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại địa chỉ mới ở quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN