Văn hóa cơm hộp và truyền thống độc đáo của người Nhật Bả
(Sóng Trẻ) - Trong thời đại phát triển của xã hội mà cái gì cũng được gắn với những từ “công nghiệp”, “dịch vụ” hay “hiện đại” thì có một thứ văn hóa mới đã hình thành và phát triển mạnh mẽ đó là văn hóa “cơm hộp”.
Văn hóa mới của một nền công nghiệp hiện đại
Tên gọi “cơm hộp” đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Và ở Việt Nam, hình thức cơm hộp cũng có ngay từ khi những người nông dân mang cơm đi làm đồng rồi ngồi ăn dưới những tán cây rợp mát hay những người công nhân với những cặp lồng cơm treo lủng lẳng trên ghi đông xe đạp đi đến nơi làm việc từ cách đây hàng thập kỷ.
Thế nhưng chỉ gần chục năm nay, cơm hộp trở thành hình thức văn hóa mới của một nền công nghiệp hiện đại. Con người trong xã hội mới với quỹ thời gian và tiền bạc của mình, họ sống gấp gáp hơn và kéo theo sau đó là những loại hình dịch vụ kinh doanh hấp dẫn nhằm giải phóng con người khỏi gánh nặng lao động. Thay cho việc mất thời gian và công sức đi đến một quán ăn nào đó thì chỉ cần với một cú “alô”, bạn sẽ có ngay một suất ăn đến tận nơi mà người ta vẫn gọi là cơm hộp, cơm suất hay cơm văn phòng (gọi chung là cơm hộp).
Chính vì thế mà dịch vụ cơm hộp ở Việt Nam mấy năm nay phát triển vô cùng mạnh mẽ với hàng loạt những cửa hàng, quán ăn, công ty chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp… Trong những ngày hè nóng nực vừa qua, nhiệt độ nài trời có nơi lên tới 600C thì cơm hộp quả là lựa chọn số một cho nhiều người dân, đặc biệt là dân văn phòng – đối tượng chính của dịch vụ tiện ích này.
Nam, nhân viên một công ty chứng khoán ở Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Nhà mình cách chỗ làm 13km. Trưa nào mình cũng phải ăn cơm ở gần công ty. Có nhiều khi mệt, thêm vào đó là nắng, mưa hoặc lười không ra quán nên gọi luôn cơm hộp ăn cho tiện.”. Với Hương, kế toán công ty cổ phần xuất nhập khẩu ở Láng Hạ thì: “Cơm hộp bây giờ cũng đầy đủ mà giá cả lại bình dân. Ăn nhiều cũng quen. Công việc phải thế biết làm sao được.”
Ai cũng biết “cơm nhà vẫn hơn” nhưng với hoàn cảnh và yêu cầu của công việc thì người ta cũng dần quen với những “suất cơm công nghiệp”. Những “suất cơm công nghiệp” này cũng ngày càng phát triển với những hình thức bắt mắt, giá cả và chất lượng dinh dưỡng hợp lý hơn để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Thức ăn có thể được đựng trong hộp xốp, hộp nhựa hay hộp nhôm, hộp gỗ và được phân ra các mức bình dân hoặc cao cấp hơn với thực đơn rất đa dạng.
Trong khi hộp xốp dùng để chứa thức ăn sẵn vẫn còn tiếp tục được đưa ra “mổ xẻ”, nghiên cứu về tác hại đối với người sử dụng thì chúng ta cũng không thể phủ nhận ưu thế và sự tiện ích của cơm hộp đối với một xã hội trong thời đại công nghiệp. Vì thế văn hóa cơm hộp ở Việt Nam vẫn đang không ngừng phát triển mạnh mẽ cho dù văn hóa ấy mới chỉ dừng lại là một hình thức ăn uống.
Văn hóa ẩm thực của người Nhật Bản từ xưa đã được cho là rất tinh tế. Một nét tinh tế dễ thấy nhất, được thể hiện ngay những ngày thường của họ chính là Bento hay cơm hộp truyền thống.
Bento là cơm hộp do những người phụ nữ Nhật chuẩn bị riêng từ sáng sớm cho những người thân của mình, là một trong những loại đồ ăn phổ biến ở Nhật vì trẻ em nào cũng phải mang đến trường để ăn trưa. Nó thể hiện sự chu đáo và khéo léo của người phụ nữ Nhật trong gia đình. Chính vì vậy, nó còn được gọi là “aisai bento” – món cơm do “vợ yêu” nấu để nhắc người chồng luôn nhớ về hơi ấm gia đình và tấm lòng của người vợ.
Một hộp Bento luôn có đủ cơm, rau và hoa quả để đảm bảo dinh dưỡng, được sắp xếp kỹ càng, trau chuốt như một tác phẩm nghệ thuật với nhiều hình dáng hoa văn đẹp đẽ, bắt mắt. Nài ra, tùy sở thích và thói quen mà dùng kèm một hoặc nhiều loại thức ăn như thịt, trứng hoặc cá…
Ngày nay, văn hóa cơm hộp Bento của Nhật Bản phát triển với nhiều hệ thống nhà hàng và siêu thị rất tiện lợi. Hơn thế là sự phát triển nhanh chóng của xã hội khiến con người lúc nào cũng phải chạy theo thời gian. Nhưng những người nội trợ ở Nhật vẫn luôn gìn giữ nét văn hóa truyền thống này bằng cách dành thời gian chuẩn bị cơm hộp cho người thân yêu mỗi sáng. Đó không đơn thuần là một món ăn nghệ thuật mà còn là nét văn hóa truyền thống độc đáo của người dân đất nước mặt trời mọc.
Hai năm trở lại đây, cơm hộp Bento của Nhật Bản được biết đến nhiều hơn ở Việt Nam. Đặc biệt là gần đây, Bento đã tạo ra cơn “sốt” đối với giới trẻ TP.HCM bởi sự hấp dẫn của nó. Nài việc trả tiền để mua những suất cơm bình thường hay đẹp mắt như thế này, nhiều “tín đồ cơm hộp” cũng đã chọn cách tiết kiệm và ý nghĩa hơn, đó là tự “chăm chút” những suất cơm hộp cho mình và người thân.
Văn hóa mới của một nền công nghiệp hiện đại
Tên gọi “cơm hộp” đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Và ở Việt Nam, hình thức cơm hộp cũng có ngay từ khi những người nông dân mang cơm đi làm đồng rồi ngồi ăn dưới những tán cây rợp mát hay những người công nhân với những cặp lồng cơm treo lủng lẳng trên ghi đông xe đạp đi đến nơi làm việc từ cách đây hàng thập kỷ.
Thế nhưng chỉ gần chục năm nay, cơm hộp trở thành hình thức văn hóa mới của một nền công nghiệp hiện đại. Con người trong xã hội mới với quỹ thời gian và tiền bạc của mình, họ sống gấp gáp hơn và kéo theo sau đó là những loại hình dịch vụ kinh doanh hấp dẫn nhằm giải phóng con người khỏi gánh nặng lao động. Thay cho việc mất thời gian và công sức đi đến một quán ăn nào đó thì chỉ cần với một cú “alô”, bạn sẽ có ngay một suất ăn đến tận nơi mà người ta vẫn gọi là cơm hộp, cơm suất hay cơm văn phòng (gọi chung là cơm hộp).
Chính vì thế mà dịch vụ cơm hộp ở Việt Nam mấy năm nay phát triển vô cùng mạnh mẽ với hàng loạt những cửa hàng, quán ăn, công ty chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp… Trong những ngày hè nóng nực vừa qua, nhiệt độ nài trời có nơi lên tới 600C thì cơm hộp quả là lựa chọn số một cho nhiều người dân, đặc biệt là dân văn phòng – đối tượng chính của dịch vụ tiện ích này.
Nam, nhân viên một công ty chứng khoán ở Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Nhà mình cách chỗ làm 13km. Trưa nào mình cũng phải ăn cơm ở gần công ty. Có nhiều khi mệt, thêm vào đó là nắng, mưa hoặc lười không ra quán nên gọi luôn cơm hộp ăn cho tiện.”. Với Hương, kế toán công ty cổ phần xuất nhập khẩu ở Láng Hạ thì: “Cơm hộp bây giờ cũng đầy đủ mà giá cả lại bình dân. Ăn nhiều cũng quen. Công việc phải thế biết làm sao được.”
Ai cũng biết “cơm nhà vẫn hơn” nhưng với hoàn cảnh và yêu cầu của công việc thì người ta cũng dần quen với những “suất cơm công nghiệp”. Những “suất cơm công nghiệp” này cũng ngày càng phát triển với những hình thức bắt mắt, giá cả và chất lượng dinh dưỡng hợp lý hơn để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Thức ăn có thể được đựng trong hộp xốp, hộp nhựa hay hộp nhôm, hộp gỗ và được phân ra các mức bình dân hoặc cao cấp hơn với thực đơn rất đa dạng.
Trong khi hộp xốp dùng để chứa thức ăn sẵn vẫn còn tiếp tục được đưa ra “mổ xẻ”, nghiên cứu về tác hại đối với người sử dụng thì chúng ta cũng không thể phủ nhận ưu thế và sự tiện ích của cơm hộp đối với một xã hội trong thời đại công nghiệp. Vì thế văn hóa cơm hộp ở Việt Nam vẫn đang không ngừng phát triển mạnh mẽ cho dù văn hóa ấy mới chỉ dừng lại là một hình thức ăn uống.
Cơm hộp Nhật Bản – Hơn cả một nghệ thuật
Văn hóa ẩm thực của người Nhật Bản từ xưa đã được cho là rất tinh tế. Một nét tinh tế dễ thấy nhất, được thể hiện ngay những ngày thường của họ chính là Bento hay cơm hộp truyền thống.
Bento là cơm hộp do những người phụ nữ Nhật chuẩn bị riêng từ sáng sớm cho những người thân của mình, là một trong những loại đồ ăn phổ biến ở Nhật vì trẻ em nào cũng phải mang đến trường để ăn trưa. Nó thể hiện sự chu đáo và khéo léo của người phụ nữ Nhật trong gia đình. Chính vì vậy, nó còn được gọi là “aisai bento” – món cơm do “vợ yêu” nấu để nhắc người chồng luôn nhớ về hơi ấm gia đình và tấm lòng của người vợ.
Một hộp Bento luôn có đủ cơm, rau và hoa quả để đảm bảo dinh dưỡng, được sắp xếp kỹ càng, trau chuốt như một tác phẩm nghệ thuật với nhiều hình dáng hoa văn đẹp đẽ, bắt mắt. Nài ra, tùy sở thích và thói quen mà dùng kèm một hoặc nhiều loại thức ăn như thịt, trứng hoặc cá…
Ngày nay, văn hóa cơm hộp Bento của Nhật Bản phát triển với nhiều hệ thống nhà hàng và siêu thị rất tiện lợi. Hơn thế là sự phát triển nhanh chóng của xã hội khiến con người lúc nào cũng phải chạy theo thời gian. Nhưng những người nội trợ ở Nhật vẫn luôn gìn giữ nét văn hóa truyền thống này bằng cách dành thời gian chuẩn bị cơm hộp cho người thân yêu mỗi sáng. Đó không đơn thuần là một món ăn nghệ thuật mà còn là nét văn hóa truyền thống độc đáo của người dân đất nước mặt trời mọc.
Nguyễn Nga
Báo Mạng 28
Báo Mạng 28
Cùng chuyên mục
Bình luận