Về Đức Thọ, tưởng nhớ Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(Sóng trẻ) - Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) là một dịp để ghé thăm nơi an nghỉ của Tổng Bí thư Trần Phú – người chiến sĩ kiên trung đã cống hiến trọn đời cho lý tưởng cách mạng.

Tổng Bí thư (TBT) Trần Phú sinh ra tại Phú Yên, nguyên quán ở làng Tùng Sinh, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Tháng 10/1926, Trần Phú được kết nạp vào Việt Nam thanh niên cộng sản đoàn. Đầu năm 1930, sau khi tốt nghiệp Đại học Phương Đông (Nga) ông trở về Hà Nội và được bầu vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời, được phân công soạn dự thảo Luận cương chính trị. Tháng 10/1930, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hương Cảng (Trung Quốc), Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Sau hội nghị, ông về Sài Gòn. Ngày 18/4/1931, ông bị thực dân Pháp bắt, giam cầm. Tháng 9 cùng năm, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam hy sinh. 94 năm sau, tinh thần và chí khí bất tử của ông vẫn luôn là tấm gương sáng rọi cho muôn thế hệ sau học tập, noi theo.

Mộ phần của đồng chí Trần Phú được xây dựng năm 2000, trên ngọn núi Quần Hội (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh) có diện tích khoảng 47.000 m2, được khởi công xây dựng vào tháng 1/2000, hoàn thành vào tháng 4/2004. (Ảnh: Viết Học)
Mộ phần của TBT Trần Phú tọa lạc trên núi Quần Hội (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) có diện tích khoảng 47.000 m2, được khởi công xây dựng vào tháng 1/2000, hoàn thành vào tháng 4/2004. (Ảnh: Viết Học)
Chiều cao khu lăng mộ so với mực nước biển là 24m, các bậc thang lên xuống được làm bằng đá xanh, xung quanh khuôn viên cây xanh bao phủ. (Ảnh: Viết Học)
Chiều cao khu lăng mộ so với mực nước biển là 24m, các bậc thang lên xuống được làm bằng đá xanh, xung quanh khuôn viên cây xanh bao phủ. (Ảnh: Viết Học)
Quần thể khu di tích có: Nhà tiếp đón; Mộ Trần Phú; Mộ ông Trần Văn Phổ - Bà Hoàng Thị Cát (cha mẹ đẻ đồng chí Trần Phú); Mộ ông Trần Ngọc Danh (em trai đồng chí Trần Phú) - Nguyên đại biểu quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa khóa I, Trưởng phái đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pari Pháp; Hồ và Nhà nổi. (Ảnh: Viết Học)
Quần thể khu di tích có: Nhà tiếp đón; Mộ Trần Phú; Mộ ông Trần Văn Phổ - Bà Hoàng Thị Cát (cha mẹ đẻ TBT Trần Phú); Mộ ông Trần Ngọc Danh (em trai TBT Trần Phú) - Nguyên đại biểu quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa khóa I, Trưởng phái đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pari Pháp; Hồ và Nhà nổi. (Ảnh: Viết Học)
Phía trước chính của khu mộ là bến Tam Soa nơi hợp lưu 2 dòng Ngàn Sâu, Ngàn Phố thành sông La xuôi ra biển lớn. Xung quanh được bao phủ bởi nhiều cây xanh và dòng sông La chạy quanh năm. (Ảnh: Viết Học)
Phía trước chính của khu mộ là bến Tam Soa nơi hợp lưu 2 dòng Ngàn Sâu, Ngàn Phố thành sông La xuôi ra biển lớn. (Ảnh: Viết Học)
Mỗi năm, Khu di tích đón khoảng một vạn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, thắp hương tri ân, học tập và nghiên cứu. (Ảnh: Viết Học)
Mỗi năm, khu di tích đón khoảng 1.000 du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, thắp hương tri ân, học tập và nghiên cứu. (Ảnh: Viết Học)
Cách khu lăng mộ gần 1km là khu nhà thờ và nhà trưng bày lưu niệm cố Tổng Bí thư Trần Phú với tổng diện tích trên 4.600m2. (Ảnh: Viết Học)
Cách khu lăng mộ gần 1km là khu nhà thờ và nhà trưng bày lưu niệm cố TBT Trần Phú với tổng diện tích trên 4.600m2. (Ảnh: Viết Học)
Nhà trưng bày được làm vào năm 1998, diện tích 160m2, là nơi lưu giữ, giới thiệu gần 300 hiện vật, kỷ vật, tài liệu, hình ảnh gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Trần Phú và gia phả họ Trần từ đời thứ 15 đến 18. Đây trở thành điểm đến học tập truyền thống của các thế hệ người dân Việt Nam nói chung và các đoàn viên thanh niên trong cả nước nói riêng. (Ảnh: Viết Học)
Nhà trưng bày được làm vào năm 1998 với diện tích 160m2, là nơi lưu giữ, giới thiệu gần 300 hiện vật, kỷ vật, tài liệu, hình ảnh gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Trần Phú và gia phả họ Trần từ đời thứ 15 đến 18. Nơi đây trở thành điểm đến học tập truyền thống của nhiều thế hệ người dân Việt Nam. (Ảnh: Viết Học)
Gia đình anh Kiều Thế Tạo (Đà Nẵng) lựa chọn mộ Trần Phú là địa điểm du xuân nhân dịp về quê ăn Tết, bởi gia đình mong muốn được cùng nhau hàn huyên những câu chuyện về đồng chí Trần Phú - một tấm gương kiên trung với Đảng. “Một phần nữa, sắp tới là ngày 3/2 - ngày kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”, anh Tạo chia sẻ thêm. (Ảnh: Viết Học)
Gia đình anh Kiều Thế Tạo (Đà Nẵng) lựa chọn mộ Trần Phú là địa điểm du xuân nhân dịp về quê ăn Tết, bởi anh mong muốn các con được biết thêm những câu chuyện về cố TBT Trần Phú - một tấm gương kiên trung với Đảng. “Một phần nữa, sắp tới là kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”, anh Tạo nói thêm. (Ảnh: Viết Học)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN