Về làng "hoạ sĩ" Cổ Đô
(Sóng Trẻ) - Làng Cổ Ðô, Ba Vì, Hà Nội là nơi được mệnh danh là “làng họa sĩ”. Dân số ở đây không đông nhưng có đến 30 người là họa sĩ chuyên nghiệp, trong đó 16 người là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Nài ra làng còn có hàng trăm “họa sĩ nông dân” cứ buông tay cày, tay cuốc là cầm cọ vẽ say mê!
Mặc dù đã đọc và được nghe kể nhiều về làng Cổ Đô, nhưng chỉ khi được sống và trải nghiệm ở đây, tôi mới tin “làng họa sĩ” quả là “danh bất hư truyền”. Mỗi thế hệ đều có những họa sĩ xuất sắc và lớp con cháu luôn tiếp bước cha anh tạo nên danh tiếng cho làng. Ở đây, có những người không được qua đào tạo, nhưng nhờ năng khiếu, đam mê cùng với sự chỉ bảo của thế hệ đi trước mà trở thành họa sĩ. Qua các thế hệ, Cổ Đô đã có hơn 100 hoạ sĩ, trong đó có nhiều tên tuổi được giới hội hoạ đánh giá cao như: Sỹ Tốt, Sĩ Thiết, Sỹ Tuấn, Trần Hòa, Giang Khích, Ngô Bình Thiểm, Nguyễn Ngọc Thạch, Huỳnh Mai, La Vuông, Nguyễn Quang Trung...
Trong làng, mỗi hoạ sĩ đều có một phòng tranh riêng nho nhỏ tại nhà và nhiều người có phòng tranh ở Hà Nội. Năm 2002, những người có chung niềm đam mê hội họa đã lập nên “Câu lạc bộ Mỹ thuật Cổ Đô”. Nhiều hội viên sau mỗi lần hoàn thành được tác phẩm ưng ý, lại họp nhau lại. Họ xem tranh rồi nhận xét, rút kinh nghiệm cho nhau. Đây cũng là nơi tổ chức các cuộc triển lãm tranh của các “họa sĩ nông dân”; và mỗi lần diễn ra, Cổ Đô lại tưng bừng như trong ngày hội!
Tôi có dịp đến thăm gia đình cố họa sĩ Sỹ Tốt - người được bà con trong làng ngưỡng mộ bởi tài năng và khả năng truyền nghề. Cụ bà Nguyễn Thị Mộc - vợ cố họa sĩ khi nghe tôi hỏi về truyền thống của gia đình đã say sưa kể: Thuở nhỏ ông nhà đã mê vẽ, vẽ từ cổng đình, cổng chùa, đến các con vật... nhưng làng là vùng địch hậu, sợ con mình bị liên lụy, cụ thân sinh đã phải xé bỏ các tác phẩm đầu đời của ông. Sau đó, ông đi bộ đội và tham gia các chiến dịch cách mạng. Năm 1955, ông được về Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội) học và trở thành một trong những họa sĩ tài danh của nền mỹ thuật Việt Nam.
Mặc dù đã đọc và được nghe kể nhiều về làng Cổ Đô, nhưng chỉ khi được sống và trải nghiệm ở đây, tôi mới tin “làng họa sĩ” quả là “danh bất hư truyền”. Mỗi thế hệ đều có những họa sĩ xuất sắc và lớp con cháu luôn tiếp bước cha anh tạo nên danh tiếng cho làng. Ở đây, có những người không được qua đào tạo, nhưng nhờ năng khiếu, đam mê cùng với sự chỉ bảo của thế hệ đi trước mà trở thành họa sĩ. Qua các thế hệ, Cổ Đô đã có hơn 100 hoạ sĩ, trong đó có nhiều tên tuổi được giới hội hoạ đánh giá cao như: Sỹ Tốt, Sĩ Thiết, Sỹ Tuấn, Trần Hòa, Giang Khích, Ngô Bình Thiểm, Nguyễn Ngọc Thạch, Huỳnh Mai, La Vuông, Nguyễn Quang Trung...
Trong làng, mỗi hoạ sĩ đều có một phòng tranh riêng nho nhỏ tại nhà và nhiều người có phòng tranh ở Hà Nội. Năm 2002, những người có chung niềm đam mê hội họa đã lập nên “Câu lạc bộ Mỹ thuật Cổ Đô”. Nhiều hội viên sau mỗi lần hoàn thành được tác phẩm ưng ý, lại họp nhau lại. Họ xem tranh rồi nhận xét, rút kinh nghiệm cho nhau. Đây cũng là nơi tổ chức các cuộc triển lãm tranh của các “họa sĩ nông dân”; và mỗi lần diễn ra, Cổ Đô lại tưng bừng như trong ngày hội!
Tôi có dịp đến thăm gia đình cố họa sĩ Sỹ Tốt - người được bà con trong làng ngưỡng mộ bởi tài năng và khả năng truyền nghề. Cụ bà Nguyễn Thị Mộc - vợ cố họa sĩ khi nghe tôi hỏi về truyền thống của gia đình đã say sưa kể: Thuở nhỏ ông nhà đã mê vẽ, vẽ từ cổng đình, cổng chùa, đến các con vật... nhưng làng là vùng địch hậu, sợ con mình bị liên lụy, cụ thân sinh đã phải xé bỏ các tác phẩm đầu đời của ông. Sau đó, ông đi bộ đội và tham gia các chiến dịch cách mạng. Năm 1955, ông được về Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội) học và trở thành một trong những họa sĩ tài danh của nền mỹ thuật Việt Nam.
Cùng chuyên mục
Bình luận
Người đẹp Thái Lan đăng quang Miss World 2025
Tin nổi bật1 tháng trước
(Sóng trẻ) - Tối ngày 31/5, đêm chung kết Miss World 2025 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế HITEX, thành phố Hyderabad, Ấn Độ. Đại diện Thái Lan - Opal Suchata Chuangsri đã xuất sắc đăng quang ngôi vị cao nhất của cuộc thi.
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ
Tin nổi bật2 tháng trước
(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân
Tin nổi bật3 tháng trước
(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.