Về thăm làng nghề trăm tuổi Chàng Sơ

(Sóng trẻ) - Làng làm quạt Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) đã có lịch sử hàng trăm năm nay. Từ thế kỷ XIX, làng quạt Chàng Sơn đã nổi tiếng trên khắp cả nước và sau đó được xuất khẩu đi nhiều nước khác trên thế giới. Trong quá trình hội nhập - phát triển kinh tế, làng nghề quạt vẫn giữ được những nét riêng vốn có và đang ngày càng phát triển. 

Nghề truyền thống lâu đời

Làng nghề làm quạt Chàng Sơn thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội, nằm cách trung tâm thủ đô 30km về phía Tây Bắc. Nơi đây đã nổi tiếng lâu đời với nghề làm quạt giấy, quạt lụa kiếm sống.

4860a6246_1.jpg
Người dân phơi quạt ven đường làng

Người dân Chàng Sơn làm quạt quanh năm, nhưng làm nhiều nhất là tháng giêng, tháng hai phục vụ quạt cho lễ hội và tháng bảy, tháng tám âm lịch.

Mỗi gia đình tại đây, nài thanh niên khỏe mạnh làm mộc ra thì tất cả người già, trẻ nhỏ đều tham gia làm quạt, vừa để phát triển kinh tế, vừa tiếp nối nghề truyền thống lâu năm của địa phương. Đa số các hộ dân đều nhận làm quạt, phất quạt để làm nguồn thu nhập chính.

4860a6246_2.jpg
Người làm quạt cần khéo léo dán hồ cố định giấy trên nan quạt

Chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung - phụ trách cơ sở sản xuất quạt Từ Tâm (xóm Ngõ Ngang, Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) chia sẻ: “Ở làng nghề này, trẻ em sinh ra đã biết đến làm quạt, lớn lên nếu không ra nài học hay làm thì cũng sẽ ở nhà học làm quạt, đơn giản thì làm quạt giấy, khéo hơn thì làm quạt lụa. Cả vùng này đều làm quạt để lấy thu nhập nên lớn nhỏ đều biết làm hết”.

Ở đây, mọi người thức dậy từ 5h sáng để bắt đầu chẻ nan, vót nhẵn, vạch cữ đến chuẩn bị keo hồ và giấy để dán quạt. Mỗi người làm một công đoạn và phối hợp nhịp nhàng đến khi cho ra sản phẩm là chiếc quạt, sau đó đem phơi tầm 3-4 giờ để khô hồ dán là có thể mang xuống cắt tròn viền, gấp lại thành phẩm hoàn chỉnh.

4860a6246_3.jpg
Sau khi dán hồ, quạt được đem phơi khô

Quạt ở làng được làm theo kiểu dây chuyền sản xuất, cả làng gộp thành một dây chuyền sản xuất tiếp nối nhau. Tùy theo số lương nhân công, máy móc của từng nhà để chia công đoạn, có nhiều nhà chỉ nhận gia công một vài phần chính, hoặc có nhà chỉ nhận phơi quạt.

Công việc làm quạt tuy không nặng nhọc nhưng rất tỉ mỉ. Trước đây, tất cả mọi công đoạn đều phải làm bằng tay, giờ đây, công nghệ kỹ thuật phát triển nên có máy móc hỗ trợ khâu cưa tre, xâu nan quạt,...Do đó, quá trình làm quạt ngày nay đã bớt vất vả hơn đối với người dân Chàng Sơn.

Giữ gìn và phát triển làng nghề

Hiện nay ở làng nghề Chàng Sơn, người người làm quạt, nhà nhà làm quạt. Nghề làm quạt ở Chàng Sơn đã phát triển và trở thành nghề chính nuôi sống cả gia đình. Nhiều gia đình đã có thể xây nhà đẹp, mua xe, thu nhập ổn định nhờ nghề truyền thống này.

4860a6246_4.jpg
Quạt cần phơi tầm 3-4 giờ tùy điều kiện thời tiết.

Anh Chu Văn Lưỡng (xóm 6, xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi học làm quạt từ ngày 7-8 tuổi, đến nay cũng được hơn bốn chục năm, đây là duyên cả rồi. Làm quạt này không giống với những nghề khác, chúng tôi bắt đầu học cách làm từ ông cha truyền dạy sau đó lại tiếp tục dạy lại cho con cháu mình. Cái nghề của tổ tiên mình nhất định phải giữ lấy”.

4860a6246_5.jpg
Mỗi người sẽ phụ trách công đoạn khác nhau của làm quạt.

Chính vì lòng yêu nghề cùng với nhu cầu cuộc sống nên người dân xã Chàng Sơn đã và đang sáng tạo, tìm tòi cách phát triển danh tiếng làng quạt. Người làm quạt chú trọng đến cả chất lượng và hình thức của chiếc quạt, để mang lại sự hài lòng nhất cho khách hàng. 

Quạt Chàng Sơn đã được xuất khẩu đi Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc... Nhiều khách du lịch nước nài sau khi được tặng quạt đã đến tìm tận Chàng Sơn để đặt hàng.

Sự xuất hiện của máy lạnh, điều hòa, quạt điện,… làm cho sự tồn tại của quạt giấy bị quên lãng. Tuy nhiên, quạt Chàng Sơn vẫn được ưa chuộng rộng rãi ở trong và nhiều nước. Quạt Chàng Sơn không chỉ để làm mát, mà còn được sử dụng để làm quà tặng, trưng bày, là phương tiện quảng cáo của các doanh nghiệp.

Làm quạt và sống với nghề này bởi chính lòng tâm huyết, trăn trở trước sự mai một của nghề truyền thống, anh Lưỡng tâm sự thêm: “Giờ có nhiều thứ hiện đại thay thế quạt giấy rồi, do đó người ta không mua quạt nhiều nữa. Chính vì vậy, chúng tôi lại càng thiết kế đa dạng mẫu quạt hơn nữa để hút khách và nâng cao chất lượng quạt xuất khẩu”.

Là một làng nghề truyền thống lâu đời, Chàng Sơn vẫn luôn tồn tại và phát triển bởi sự miệt mài và lòng yêu nghề của những người dân nơi đây.
Thu Thương

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN