Vì thế giới này không có nhân vật lạ

(Sóng Trẻ) - “Chúng tôi đấu tranh để được là người bình thường chứ không phải để trở thành một người lạ” - lời chia sẻ của anh Phùng Đình Huy (nhân viên của ICS) đã khiến cho rất nhiều người nghe cảm thấy xúc động và lặng đi để ngẫm nghĩ.

Tại nước ta hiện nay, dù đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy và đảm bảo quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em đường phố. Song, cho đến giờ xã hội và những cơ quan có trách nhiệm với vấn đề trẻ em lang thang vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về những đặc trưng riêng dễ bị tổn thương của nhóm trẻ đường phố đồng tính, song tính và chuyển giới.

Họ là ai?

Đây là nhóm đối tượng trẻ em dễ bị tổn thương bởi nài việc chúng có những bản dạng giới khác so với giới tính sinh học chung của đại bộ phận dân số thì chúng còn phải chịu đựng sự kì thị và phân biệt đối xử khi tiếp cận các dịch vụ việc làm, đào tạo nghề hay từ chính những người thực thi chính sách, pháp luật.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho nhóm trẻ em này lựa chọn cuộc sống đường phố, nhưng chủ yếu là do mâu thuẫn gia đình, áp lực nặng nề từ việc ngăn cấm, chối bỏ của gia đình, bạn bè và sự mặc cảm, tự kì thị chính xu hướng tình dục đồng giới của bản thân.


Clip ngắn mang tên “Thế giới không có nhân vật lạ”

“Thế giới không có nhân vật lạ” cũng chính là tên của một bộ phim ngắn nói về những trẻ em đường phố đồng tính, song tính và chuyển giới trên địa bàn TP HCM do Trung tâm kết nối và chia sẻ (ICS) thực hiện. Clip này chỉ dài có hơn 10 phút, song, nó lại mang đến cho người tham dự tại hội thảo “Thúc đẩy và bảo vệ Quyền của trẻ em đường phố đồng tính, song tính và chuyển giới” (ngày 31/5) những sự cảm thông và sẻ chia sâu sắc.

Là một người song giới, một bạn có nickname Heo chia sẻ em bị hấp dẫn bởi cả hai phái nam và nữ. Heo thấy rằng ít ra thì mình cũng may mắn hơn các bạn chuyển giới hay đồng giới khác vì xét về bề nài thì em trông cũng chẳng khác gì các bạn gái bình thường, chính vì vậy, em có thuận lợi hơn các bạn trong sinh hoạt cũng như tìm việc làm.

Tuy nhiên, em lại chịu áp lực từ phía gia đình, ban đầu bố mẹ thấy em hay chơi thân, gần gũi với con gái thì cũng đánh mắng, trách móc, nhưng sau đó có khuyên bảo, mong muốn em thay đổi. Em cũng đã cố gắng và quay ra thân thiết với các bạn nam, song, bản thân em lại vẫn có khuynh hướng quan hệ cùng nữ giới.

Nhu cầu cần được thừa nhận

Nhìn nhận bao quát về thực trạng đang tồn tại trong chính cuộc sống của nhóm trẻ em này, những vấn đề về giáo dục, sức khỏe, việc làm, tâm lí của các em và những rủi ro do cuộc sống đường phố mang lại. Nhóm nghiên cứu mong rằng các cơ quan, các tổ chức xã hội liên quan có thể đưa ra những giải pháp phù hợp giải quyết nhu cầu cần được thừa nhận của nhóm trẻ sống bên lề xã hội này.

Một số khách mời tham dự cũng thể hiện quan điểm rằng những người đồng giới nói chung cũng cần có quyền được công nhận, quyền bình đẳng và hôn nhân hợp pháp. Họ cũng cần được hỗ trợ về việc làm, các kiến thức về sinh sản, sức khỏe tình dục, nơi cư trú, đặc biệt là trẻ lang thang.

Bên cạnh đó, cũng cần phải phổ biến rộng rãi thông qua hình ảnh, video để người xem có thể thấy được thực trạng khó khăn nhóm người này đang phải đối mặt cũng như thấy được những đóng góp tích cực họ có thể mang lại cho xã hội.

Hiện nay trên thế giới đã có hơn 16 quốc gia công nhận hợp pháp quyền hôn nhân đồng giới, trong đó có Na-uy. Và Na-uy cũng đã cam kết đấu tranh chống phân biệt đối xử khuynh hướng tình dục, bảo vệ quyền con người, đặc biệt là ở Việt Nam. Ở nước ta nay cũng đã có nhiều hơn những lễ cưới đồng tính (dù chưa được pháp luật công nhận) nhưng họ luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các tổ chức cộng đồng về giới tính như CSAGA, ICS hay taoxanh.net.

Ở Thái Lan hay Philippine, người ta công nhận quyền bình đẳng của nhóm những người đồng giới và tạo ra môi trường đào tạo nghề như make-up, làm tóc, spa, thời trang … để hỗ trợ việc làm cho họ. Chính vì vậy, một số tổ chức xã hội Việt Nam cũng đang hy vọng có thể thực hiện những dự án như thế.


Họ luôn khát khao được là chính mình và mong muốn được xã hội công nhận (www.ics.org.vn)

Có rất nhiều những khúc mắc còn tồn tại trong xã hội nước ta về vấn đề này, vì vậy, chỉ xin mượn câu nói của Shin (nữ đồng tính) thay cho lời kết: “Chúng em chỉ muốn sống như một người bình thường, đừng gạt bỏ cơ hội phát triển của tụi em”.

Thùy Dung
Báo mạng K30

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN