Viết tiếp hồn xưa cũ...

(Sóng Trẻ)- Họ không phải là những ông đồ áo the, guốc mộc. Họ trẻ hơn và cũng không kém phần tài hoa. Những "ông đồ" trẻ, những người vẽ dạo đang mở ra một kênh mới để đưa nghệ thuật đến với công chúng. Hơn thế, họ đang góp phần nối tiếp một nét sinh hoạt văn hoá tinh thần xưa...

Ở Hà Nội bây giờ không chỉ có những ông đồ bày nghiên mực để thảo ra những bức tranh chữ, câu đối vào những dịp xuân về ở khu vực Quốc Tử giám mà còn có một lớp người khác: những chàng trai trẻ tài hoa vẽ dạo...

Những người vẽ dạo

Thỉnh thoảng đi qua những khu Chợ đêm sầm uất hay những đường phố cổ, ở những góc nhỏ đâu đó ta bắt gặp những người đang lúi húi tạo ra giá trị sử dụng đặc biệt cho khách hàng. Họ là những người kí hoạ chân dung. Phần lớn những người này đều là sinh viên các trường Mĩ thuật CN, ĐH kiến trúc, ĐHSP Mĩ Thuật TW, Khoa Tạo Dáng ĐH Mở, ĐHMTHN…

Đồ nghề của họ đơn giản chỉ là hai chiếc ghế nhựa, chiếc bút chì, cục tẩy, tờ giấy, chiếc bảng vẽ và vài bức chân dung treo mẫu. Vậy là khách hàng có thể ngồi làm mẫu, sau khoảng 10 phút thấp thỏm chờ đợi là họ được thấy bức chân dung của mình.

Tôi có dịp theo chân anh Đỗ Tất Lợi (SV ĐHMTCN) ra Chợ đêm sinh viên Dich Vọng vẽ chân dung. Mặc dù trong chợ ngồn ngộn hàng hoá, chen chúc người mua kẻ bán nhưng anh Lợi rất nhanh chóng phát hiện ra một chỗ trống và vội vàng đưa chiếc ghế nhựa của mình ra đó để nhận chỗ. Anh cho biết là vẽ ở Chợ đêm thường đông khách nhất, nhưng lại thật khó kiếm chỗ ngồi nếu không đi sớm.

Tôi hơi buồn cười vì thói giành giật kiểu "con buôn" của anh Lợi. Nhưng rồi đến khi được chứng kiến người khách nữ đầu tiên ngồi làm mẫu thì cái vẻ bon chen kia nhường chỗ cho sự tập trung cao độ. Những nét chì đầu tiên đã được thảo ra, gương mặt của cô gái dần dần hiện lên tờ giấy. Đây là chợ sinh viên nên không thể vẽ giá cao như ở Hàng Đào, thường thì chỉ 20.000 đến 30.000 đồng cho một bức chân dung.

Anh Vũ, một trong những người đầu tiên vẽ chân dung ở Chợ đêm sinh viên cho biết "vẽ chân dung khó nhất là vẽ được cái thần" bởi vẽ chân dung là truyền thần. Kì thực để đạt đến truyền thần là rất khó. Thường thì chỉ vẽ giống được khuôn mặt còn nếu muốn vẽ được cái thần thái của người mẫu thì phải mất cả tối, thậm chí là lâu hơn thế. Điều này còn phụ thuộc vào sự tài hoa của người hoạ sĩ.

Trung bình, mỗi tối những người kí hoạ ở Chợ Đêm Hàng Đào và Chợ Đêm sinh viên vẽ được khoảng 10 khách, nhẩm tính cũng được thu khoảng 200.000 đến 300.000 đồng. Đó là mức thu nhập mà các tiểu thương xung quanh chợ phải ghen tị!

Ở Công viên bách thảo, Công Viên Thủ Lệ, Bờ Hồ Hoàn Kiếm…những người vẽ dạo lại chỉ hay xuất hiện vào thứ 7, chủ nhật hay các ngày lễ. Ở những nơi này giá một bức chân dung lại cao hơn ở Chợ Đêm, khoảng 30.000đ đến 50.000đ một bức chân dung. Đặc biệt, khá nhiều khách là người nước nài. 

Đối với những người kí hoạ là sinh viên thì nài mục đich kiếm thêm, đi vẽ dạo đối với họ cũng là một cách học tập. "Thực tế là người thầy vĩ đại nhất", anh Lợi nói câu châm ngôn về nghề của mình như vậy. Anh Vũ cũng cho biết, từ khi mới đi kí hoạ chân dung thì khả năng của anh chỉ ở mức trung bình, vẽ 10, chỉ giống khoảng 5, 6 còn đâu là hao hao. Nhưng giờ đây thấy Vũ tự tin quảng cáo "vẽ không giống không lấy tiền".

Tuy nhiên, một số sinh viên mĩ thuật khác cũng tỏ ra lo ngại vì khách thường xuyên yêu cầu vẽ bóng bẩy, trong khi phong cách của họ là khỏe mạnh, khúc triết. Nếu chiều khách hàng lâu ngày sẽ bị "gò" và như thế rất dễ bị xuống tay, ảnh hưởng tới học tập. Vì thế, họ khuyên các bạn nào chưa vững về hình hoạ thì không nên đi làm thêm.

Những "ông đồ" trẻ

Khác với những người vẽ dạo, những người viết thư pháp rất ít xuất hiện, thường chỉ vào những dịp thứ 7, chủ nhật, đặc biệt là những dịp giáp Tết hay tháng Riêng.

Nếu những người vẽ dạo chủ yếu xuất thân từ sinh viên khối mỹ thuật, thì những người viết thư pháp dạo lại là sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau, miễn sao là họ luyện đến một khả năng viết thư pháp nhất định. Nhưng nhiều nhất là các sinh viên Khoa Hán Nôm của ĐH KHXH&NV.

Không mất nhiều thời gian như kí hoạ chân dung, một bức thư pháp chỉ mất khoảng 5 phút để hoàn thành. Đồ nghề của những "ông đồ" trẻ khá gọn nhẹ, chỉ có lọ mực tàu, vài chiếc bút lông, vài tấm giấy Dó và một chỗ ngồi đủ trải một tấm bạt nhỏ.

Anh K, sinh viên Hán Nôm ĐH KHXH&NV cho biết rất ít khi ra chợ nhưng mỗi lần ra chợ thì ít nhất anh cũng kiếm được hơn 300.000 đồng. Lúc này  quanh chiếc bạt trải dưới nền chợ của anh còn rất nhiều người chờ tới lượt "xin" chữ. Thế mới biết là rất nhiều sinh viên yêu thích thư pháp. Mỗi bức thư pháp trên giấy Dó thường là 30.000đ /một bức.

Không như các ông đồ thủa xưa, những người viết thư pháp dạo ngày nay phục vụ đa nhu cầu, đa sở thích. Họ viết bằng cả chữ Hán, Nôm và chữ quốc ngữ. Lượng khách hàng lớn vẫn là những người yêu thích thư pháp truyền thống, họ muốn có một bức thư pháp treo trong nhà, trên góc học tập…Những chữ khách hàng "xin" nhiều nhất là chữ Tâm, chữ Lệ, chữ Hiếu, chữ Tĩnh…Giấy vẽ cũng khá đa dạng. Người viết thư pháp ở Chợ đêm viết vào đủ các chất liệu như mũ, áo,…tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Tuy cảm thấy không thoải mái khi khách yêu cầu viết vào áo, mũ…nhưng "kiếm sống vẫn là kiếm sống" , anh K cười, nói với tôi như vậy. 

Sẽ là quá chủ quan nếu ta đem so sánh những bức kí hoạ chân dung với những bức tranh trong những galary sang trọng. Song có một thực tế là đã có rất nhiều bức kí hoạ đắt giá thế giới trước khi trở nên nổi tiếng, người tạo ra chúng cũng chỉ là những anh hoạ sỹ vẽ dạo ở những con phố nghèo ở Châu Âu. Những "ông đồ" trẻ, những người vẽ dạo đang mở ra một kênh mới để đưa nghệ thuật đến với công chúng. Hơn thế, họ đang góp phần tái hiện một nét sinh hoạt văn hoá tinh thần xưa của người Hà Nội...

Lê Nguyên Vũ

Lớp Báo ảnh K.26

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN