Xe ôm “ma” lộng hành trên các tuyến phố

(Sóng trẻ) - Trên các tuyến phố sầm uất, hình ảnh những người tài xế xe công nghệ với bộ đồng phục đặc trưng vốn trở nên quen thuộc với người dân. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài chuyên nghiệp ấy, là thực trạng đáng báo động khi không ít tài xế “ma” lợi dụng đồng phục giả để hoạt động.

Việc sử dụng đồng phục xe công nghệ giả mạo đang trở thành một vấn nạn nhức nhối. Các đối tượng xấu lợi dụng sơ hở trong quản lý để mua bán, sử dụng trái phép đồng phục của các hãng xe, gây ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hình ảnh của các thương hiệu cũng như đảm bảo cho sự an toàn của khách hàng sử dụng dịch vụ. 

Đồng phục giả & những rủi ro tiềm ẩn 

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là việc đồng phục xe công nghệ được bày bán tràn lan trên thị trường. Chỉ với một cú click chuột, bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng mua được bộ đồng phục của các hãng xe công nghệ trên các nền tảng thương mại điện tử. Việc mua bán diễn ra công khai, không cần bất kỳ giấy tờ xác minh nào, tạo điều kiện cho những đối tượng xấu lợi dụng.

Các mặt hàng đồng phục xe công nghệ được bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử. (Ảnh: Chụp màn hình) 
Các mặt hàng đồng phục xe công nghệ được bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử. (Ảnh: Chụp màn hình) 

Với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng gọi xe công nghệ, các tài xế xe ôm truyền thống đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Để thu hút khách hàng và duy trì thu nhập, nhiều người đã chọn cách "mượn" hình ảnh của các hãng xe công nghệ. Bác N.T.V (55 tuổi), một lái xe ôm truyền thống cho biết: “Xe ôm truyền thống mặc áo công nghệ là chuyện quá bình thường, mặc áo hãng thì mới có khách chịu đi. Vì không đăng ký trên hãng thì không phát, nên mua ngoài cho nhanh”.

z6010002005022_cfbd77a59c51fe9e4eae50f665aaf201.jpg
Những bộ đồng phục giả không khác chính hãng khiến nhiều khách hàng dễ nhầm lẫn. (Ảnh: Ngân Hà) 

Hệ lụy của việc sử dụng đồng phục giả ngày càng trở nên nghiêm trọng khi gây ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của các hãng xe công nghệ. Bên cạnh đó, khiến người tiêu dùng khó phân biệt được tài xế chính hãng và tài xế giả mạo, lòng tin của họ vào dịch vụ sẽ giảm sút. 

Thường xuyên sử dụng dịch vụ đặt xe công nghệ, Lan Hương (21 tuổi, Hà Nội) cho biết bản thân không ít lần gặp những tài xế mặc đồng phục hãng, có hành động chèo kéo, mời gọi đi xe nhưng không phải tài xế do mình đặt trên ứng dụng. “Mình thường gặp những tài xế công nghệ ‘ma’ này ở các khu vực đông người, như trước cổng trường, bệnh viện hay ga tàu điện trên cao. Họ thường chào mời mình và sẽ đi theo cho đến khi mình tỏ ra không vui. Mình cảm thấy không được thoải mái khi những người không rõ thông tin liên tục mời mình đi xe, nhất là khi đi một mình.”

Việc sử dụng đồng phục giả đồng thời tạo ra nhiều rủi ro cho hành khách. Tài xế giả mạo có thể lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như cướp giật, trộm cắp, thậm chí là tấn công người khác. 

Trước đó, ngày 23/7/2022, Công an quận Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng) đã khởi tố bị can đối với T Phạm Phước Thành (27 tuổi, tạm trú quận Hải Châu, Đà Nẵng) về hành vi "Trộm cắp tài sản". Theo điều tra ban đầu, để có tiền tiêu xài, Thành nghĩ cách mua sắm quần áo rồi giả danh là tài xế xe ôm công nghệ Grab đến đón khách để dễ thực hiện các vụ đột nhập nhà dân trộm cắp tài sản. (Nguồn: Báo Lao động). 

Những khu vực đông người qua lại thường là nơi tập trung nhiều tài xế công nghệ “ma”. 
Những khu vực đông người qua lại thường là nơi tập trung nhiều tài xế công nghệ “ma”. 

Nỗ lực thay đổi như chưa triệt để 

Tình trạng sử dụng đồng phục xe công nghệ giả mạo là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự giải quyết triệt để của nhiều bộ phận có trách nhiệm. 

Các hãng xe công nghệ đang thực hiện những biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ thương hiệu của mình. Việc thường xuyên đổi mới thiết kế đồng phục, tích hợp các yếu tố bảo mật như mã QR vào đồng phục sẽ giúp phân biệt rõ ràng tài xế chính hãng và tài xế giả mạo. 

anh-chup-man-hinh-2024-11-07-151400.png
Các hãng xe công nghệ đang tích cực trong khâu đảm bảo nguồn đồng phục và thông tin tài xế. (Ảnh: Chụp màn hình) 

Nhiều hãng yêu cầu xác minh danh tính tài xế một cách chặt chẽ, tài xế cung cấp giấy tờ tùy thân, chụp ảnh chân dung sẽ giúp hạn chế tình trạng giả mạo. Tuy nhiên trên thực tế, khách hàng sử dụng dịch vụ vẫn gặp tình trạng tài xế đến đón, biển số xe hoàn toàn khác so với trên ứng dụng hiển thị.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc để siết chặt hơn khâu quản lý việc sản xuất và phân phối đồng phục xe công nghệ. Chỉ cấp phép cho các đơn vị sản xuất uy tín, có giấy phép kinh doanh rõ ràng được phép sản xuất đồng phục. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán đồng phục giả. 

z6010001990944_d38acef4eb000e4cdb668b3ba74944ed.jpg
Hiện tại, chưa có quy định xử phạt chặt chẽ về việc sử dụng đồng phục giả và không đăng ký với các hãng nên tài xế công nghệ “ma” vẫn ngang nhiên hoạt động. (Ảnh: Ngân Hà) 

Bản thân mỗi người dân khi sử dụng dịch vụ cần nâng cao ý thức cảnh giác, học cách phân biệt tài xế chính hãng và tài xế giả mạo. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm, cần chủ động báo cáo cho cơ quan chức năng để xử lý. 

Trong thập kỷ tới, thị trường xe công nghệ tại Việt Nam hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn. Theo báo cáo từ Mordor Intelligence, quy mô thị trường gọi xe Việt Nam ước đạt 1,17 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ tăng trưởng lên mức 3,19 tỷ USD vào năm 2029 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 22,1% trong giai đoạn 2024 - 2029. 

Mặc dù có sức tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, xe công nghệ tại Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề về đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như tính minh bạch của các tài xế. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN