Yêu thương có nên chờ đợi?
(Sóng Trẻ) – Entry “Yêu thương có nên chờ đợi” của blogger Trang Hạ mở ra những cái nhìn thật khác, thật hiện đại về người con gái trong tình yêu.
Tình cờ ghé thăm blog của chị Trang Hạ – cây bút tràn trề nhựa sống trong làng văn trẻ hiện đại Việt Nam, tôi mới biết mình yêu văn chương. Những entry với chất giọng xúc tích mà nhẹ nhàng, lắng sâu của chị đã đánh thức từng noron cảm xúc tận sâu trong tâm khảm với những rung động tinh tế nhất, làm gần hơn nữa trái tim của cái “tôi” cá nhân khát khao giao cảm. Phải chăng cơn gió này đã đưa tôi đến với entry “Tình yêu không nán đợi ai”?
Lí lẽ đến từ trái tim
Entry “Tình yêu không nán đợi ai” đã thay lời cho muôn vạn những trái tim của người con gái yêu đương nồng nàn mà vẫn tràn đầy những khao khát, tin yêu vào tương lai: “Người con gái tỏ tình trước thường là cô gái si tình đến ngây dại, khờ khạo, thậm chí sẵn sàng đánh đổi lòng tự trọng bản thân để cầu xin tình yêu của một người con trai”, “Người phụ nữ cầu hôn trước lại thường là người phụ nữ tỉnh táo, cá tính, mạnh mẽ và yêu say đắm. Họ biết là họ đang tìm kiếm điều gì, và tin rằng họ sẽ có được thứ hạnh phúc xứng đáng”. Phải chăng tình yêu đã trưởng thành qua thời gian đã tạo nên sự khác biệt giữa người con gái đang yêu và người phụ nữ sắp cập bến hôn nhân?.
Những câu hỏi đó không hề mới nhưng đối với những trái tim yêu của ngàn đời nay, câu hỏi ấy vẫn chỉ nhận được sự lặng yên. Mỗi người đều đi tìm một đáp án, một lời giải chính đáng cho riêng mình. Và chỉ có thể là những trải nghiệm mà thôi…
Nhưng cho dù là người con gái đang yêu nồng nàn, cháy bỏng hay người phụ nữ sắp cập bến hôn nhân, chẳng phải họ đã gặp nhau tại một điểm duy nhất đó sao?. Là tư thế chủ động và tâm thế vững vàng cùng một trái tim yêu đến điên dại mà cuồng nhiệt, sẵn sàng bỏ lại lòng tự trọng của mình lại ở phía sau?.
Thật là trái ngang khi niềm tin tình yêu mà họ vẫn tôn thờ bị dân gian chụp mũ bởi những định kiến, những tư tưởng xưa cũ, nay đã không còn phù hợp “Cọc đi tìm trâu”. Lên tiếng bênh vực cho tiếng nói tình yêu của rất nhiều bạn trẻ, Trang Hạ đã dùng độ sắc của ǹi bút cùng những rung động có thực nơi con tim mình, bình luận và đi sâu vào lý giải những diễn biến tâm lý của con người trong thế giới vốn đã rất phức tạp này.
Và có lẽ, chạm tới tận cùng nơi thẳm sâu nhất trong tâm khảm những trái tim đang khát khao yêu đương cháy bỏng là tiếng nói đã vượt ra cả cái “tôi” cá nhân: “Và đàn ông, cứ cho là trâu đi, đâu có ngốc đến mức cái cọc nào chạy tới là buộc được. Và cọc cũng đâu có ngốc tới mức, cứ khăng khăng làm ngược lẽ đời, nếu như trong tim cô ấy đã không tràn đầy tình yêu và hi vọng, đến mức, phải mở lời”. Vì trái tim luôn có những lí lẽ riêng và có những lối đi riêng…
Có nên chờ tình yêu đến?
Vì luôn lo âu, sợ bị chụp cái mũ mang tên “Cọc đi tìm trâu” mà người con gái không thể tự làm chủ tình yêu và hạnh phúc của cả đời mình? Gợi nhớ trong tôi những vần ca dao:
Đó là những người con gái trong xã hội phong kiến không được quyền làm chủ số phận cũng như tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Nhưng vẫn thấy một sức sống tiềm tàng trong những vần ca dao đó. Tưởng như họ muốn vẫy vùng, họ muốn thoát khỏi cái thế giới địa ngục tù đọng đó. Huống hồ, cuộc sống hiện đại ngày nay, quan niệm về tình yêu đã “thoáng” hơn rất nhiều. Vậy tại sao người con gái lại không được lựa chọn, không được “mở lời” trước.
Tình yêu phải được xây nên từ hai phía. Người con trai chủ động “mở lời” trước nhưng không nắm giữ được chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa đến với trái tim người con gái thì tình yêu ấy sẽ không thể có tương lai.
Và nếu như cả hai trái tim đã chung nhịp nhưng vì một hay một số lí do nào đó, người con trai hay người con gái không biết cách “phát tín hiệu” về phía đối phương thì tình yêu ấy chẳng khác nào một ván bài đã biết trước thắng thua. Họ cá cược tính yêu của mình cho số phận đẩy đưa. Và họ đã lạc hướng đi ngay từ ban đầu…
Sợi dây tình yêu luôn có hai đầu. Sợi dây ấy sẽ kéo dài, dài mãi nếu cả hai người cùng chung tay níu giữ và sẽ rơi nếu đầu dây còn lại bị buông tay. Vì thế mà trách nhiệm sẽ không nghiêng về bên nào hết, kể cả với người con trai hay người con gái.
Đừng trách con gái “n̉ lời” trước nhé! Vì yêu thương không có lỗi. Nếu có chăng cũng chỉ là người con gái đã trao trái tim của mình nhầm chủ. Và con trai ơi! Chỉ là con trai chưa đủ yêu thương để che chở cho con gái mà thôi. Con gái dù có mạnh mẽ và niềm tin sắt đá đến đâu thì trái tim cũng sợ tổn thương nhiều lắm.
Vì vậy, con gái có “mở lời” trước thì xin đừng hờ hững nhé. Con gái đáng yêu lắm đó!
Thay cho lời kết
Tôi sẽ “vote” cho cây bút Trang Hạ nhiều nhiều lần có thể. Bởi entry là tiếng nói của trái tim người con gái đồng điệu với không chỉ một mà còn rất nhiều những trái tim con gái đang yêu…
Sẽ còn nhiều lắm những tin yêu. Nếu yêu thương đủ lớn…Là con gái thật tuyệt!
Tình cờ ghé thăm blog của chị Trang Hạ – cây bút tràn trề nhựa sống trong làng văn trẻ hiện đại Việt Nam, tôi mới biết mình yêu văn chương. Những entry với chất giọng xúc tích mà nhẹ nhàng, lắng sâu của chị đã đánh thức từng noron cảm xúc tận sâu trong tâm khảm với những rung động tinh tế nhất, làm gần hơn nữa trái tim của cái “tôi” cá nhân khát khao giao cảm. Phải chăng cơn gió này đã đưa tôi đến với entry “Tình yêu không nán đợi ai”?
Lí lẽ đến từ trái tim
Entry “Tình yêu không nán đợi ai” đã thay lời cho muôn vạn những trái tim của người con gái yêu đương nồng nàn mà vẫn tràn đầy những khao khát, tin yêu vào tương lai: “Người con gái tỏ tình trước thường là cô gái si tình đến ngây dại, khờ khạo, thậm chí sẵn sàng đánh đổi lòng tự trọng bản thân để cầu xin tình yêu của một người con trai”, “Người phụ nữ cầu hôn trước lại thường là người phụ nữ tỉnh táo, cá tính, mạnh mẽ và yêu say đắm. Họ biết là họ đang tìm kiếm điều gì, và tin rằng họ sẽ có được thứ hạnh phúc xứng đáng”. Phải chăng tình yêu đã trưởng thành qua thời gian đã tạo nên sự khác biệt giữa người con gái đang yêu và người phụ nữ sắp cập bến hôn nhân?.
Những câu hỏi đó không hề mới nhưng đối với những trái tim yêu của ngàn đời nay, câu hỏi ấy vẫn chỉ nhận được sự lặng yên. Mỗi người đều đi tìm một đáp án, một lời giải chính đáng cho riêng mình. Và chỉ có thể là những trải nghiệm mà thôi…
Nhưng cho dù là người con gái đang yêu nồng nàn, cháy bỏng hay người phụ nữ sắp cập bến hôn nhân, chẳng phải họ đã gặp nhau tại một điểm duy nhất đó sao?. Là tư thế chủ động và tâm thế vững vàng cùng một trái tim yêu đến điên dại mà cuồng nhiệt, sẵn sàng bỏ lại lòng tự trọng của mình lại ở phía sau?.
Thật là trái ngang khi niềm tin tình yêu mà họ vẫn tôn thờ bị dân gian chụp mũ bởi những định kiến, những tư tưởng xưa cũ, nay đã không còn phù hợp “Cọc đi tìm trâu”. Lên tiếng bênh vực cho tiếng nói tình yêu của rất nhiều bạn trẻ, Trang Hạ đã dùng độ sắc của ǹi bút cùng những rung động có thực nơi con tim mình, bình luận và đi sâu vào lý giải những diễn biến tâm lý của con người trong thế giới vốn đã rất phức tạp này.
Và có lẽ, chạm tới tận cùng nơi thẳm sâu nhất trong tâm khảm những trái tim đang khát khao yêu đương cháy bỏng là tiếng nói đã vượt ra cả cái “tôi” cá nhân: “Và đàn ông, cứ cho là trâu đi, đâu có ngốc đến mức cái cọc nào chạy tới là buộc được. Và cọc cũng đâu có ngốc tới mức, cứ khăng khăng làm ngược lẽ đời, nếu như trong tim cô ấy đã không tràn đầy tình yêu và hi vọng, đến mức, phải mở lời”. Vì trái tim luôn có những lí lẽ riêng và có những lối đi riêng…
Có nên chờ tình yêu đến?
Vì luôn lo âu, sợ bị chụp cái mũ mang tên “Cọc đi tìm trâu” mà người con gái không thể tự làm chủ tình yêu và hạnh phúc của cả đời mình? Gợi nhớ trong tôi những vần ca dao:
“Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”
Đó là những người con gái trong xã hội phong kiến không được quyền làm chủ số phận cũng như tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Nhưng vẫn thấy một sức sống tiềm tàng trong những vần ca dao đó. Tưởng như họ muốn vẫy vùng, họ muốn thoát khỏi cái thế giới địa ngục tù đọng đó. Huống hồ, cuộc sống hiện đại ngày nay, quan niệm về tình yêu đã “thoáng” hơn rất nhiều. Vậy tại sao người con gái lại không được lựa chọn, không được “mở lời” trước.
Tình yêu phải được xây nên từ hai phía. Người con trai chủ động “mở lời” trước nhưng không nắm giữ được chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa đến với trái tim người con gái thì tình yêu ấy sẽ không thể có tương lai.
Và nếu như cả hai trái tim đã chung nhịp nhưng vì một hay một số lí do nào đó, người con trai hay người con gái không biết cách “phát tín hiệu” về phía đối phương thì tình yêu ấy chẳng khác nào một ván bài đã biết trước thắng thua. Họ cá cược tính yêu của mình cho số phận đẩy đưa. Và họ đã lạc hướng đi ngay từ ban đầu…
Sợi dây tình yêu luôn có hai đầu. Sợi dây ấy sẽ kéo dài, dài mãi nếu cả hai người cùng chung tay níu giữ và sẽ rơi nếu đầu dây còn lại bị buông tay. Vì thế mà trách nhiệm sẽ không nghiêng về bên nào hết, kể cả với người con trai hay người con gái.
Đừng trách con gái “n̉ lời” trước nhé! Vì yêu thương không có lỗi. Nếu có chăng cũng chỉ là người con gái đã trao trái tim của mình nhầm chủ. Và con trai ơi! Chỉ là con trai chưa đủ yêu thương để che chở cho con gái mà thôi. Con gái dù có mạnh mẽ và niềm tin sắt đá đến đâu thì trái tim cũng sợ tổn thương nhiều lắm.
Vì vậy, con gái có “mở lời” trước thì xin đừng hờ hững nhé. Con gái đáng yêu lắm đó!
Thay cho lời kết
Tôi sẽ “vote” cho cây bút Trang Hạ nhiều nhiều lần có thể. Bởi entry là tiếng nói của trái tim người con gái đồng điệu với không chỉ một mà còn rất nhiều những trái tim con gái đang yêu…
Sẽ còn nhiều lắm những tin yêu. Nếu yêu thương đủ lớn…Là con gái thật tuyệt!
Đỗ Thị Thùy Dung
Lớp Báo mạng điện tử K31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Lớp Báo mạng điện tử K31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận