“Bán mình cho công việc” - lối sống đáng lo ngại của giới trẻ.

(Sóng trẻ) - Không ít người trẻ hiện nay chấp nhận làm việc thâu đêm suốt sáng nhưng chỉ nhận lại đồng lương ít ỏi. Lối sống này đang dần trở thành một xu hướng phổ biến trong xã hội.

Đánh đổi không xứng đáng


Đôi mắt thâm quầng, những bữa ăn vội vã hay cơn đau dạ dày bất chợt là những gì Thủy Tiên (21 tuổi - Hà Nội) nhận lại sau gần 1 năm làm công việc bán hàng tại siêu thị. Tuy nhiên, những bạn trẻ “bán mình” cho công việc như Thủy Tiên không hiếm gặp, thậm chí đây còn là lối sống được nhiều bạn trẻ lựa chọn sau khi gia nhập thị trường lao động.


Thủy Tiên là sinh viên năm cuối tại một trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Việc chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc khiến Thủy Tiên buộc phải tìm tới công việc bán hàng trong siêu thị để có thêm nhiều kỹ năng cần thiết. Mặc dù mức lương Thủy Tiên nhận được không đủ để chi trả cho các khoản sinh hoạt đắt đỏ tại thủ đô, nhưng kinh nghiệm làm việc là thứ cô nữ sinh năm cuối ưu tiên hơn cả.

unnamed.jpg
Thủy Tiên lựa chọn công việc bán hàng để tích lũy thêm kĩ năng mềm (Ảnh: NVCC)

 

"Ở giai đoạn hiện tại mình ưu tiên việc tích lũy kinh nghiệm và xây dựng kỹ năng chuyên môn mang lại lợi ích lâu dài. Điều này giúp mình có nhiều cơ hội thăng tiến và thu nhập cao hơn trong tương lai.” - Thủy Tiên chia sẻ.

Mặc dù những kinh nghiệm Thủy Tiên tích lũy được trong thời gian làm công việc bán hàng tại siêu thị là không thể phủ nhận nhưng những hệ lụy kéo tới cũng không ít. Công việc của Thủy Tiên đòi hỏi đi lại, bê vác, kiểm kê hàng hóa khiến cô gái trẻ gặp tình trạng đau lưng, mỏi nhừ hai chân sau mỗi giờ làm. Chưa kể việc luôn phải giữ thái độ niềm nở với khách hàng trong mọi tình huống cũng khiến Thủy Tiên luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. 

Có mức thu nhập khá hơn Thủy Tiên nhưng Đào Lực (23 tuổi - Hà Nội) cũng từng gặp phải tình trạng tương tự khi làm việc bất kể ngày đêm mà không nhận được mức thu nhập xứng đáng. Tuy nhiên trái với suy nghĩ “chấp nhận” của Thủy Tiên, Đào Lực cho rằng: “Mình không đồng tình với lối sống này vì các bạn làm việc như vậy là không tôn trọng giá trị của bản thân.”

unnamed-1.jpg
Đào Lực thường xuyên làm việc tại các quán cafe để tinh thần được thoải mái (Ảnh: NVCC)

 

Cũng từng rơi vào hoàn cảnh làm việc ngày đêm nhưng thu nhập không đủ sống, Đào Lực đã nỗ lực thoát ra khỏi lối sống độc hại này và có được công việc ưng ý như hiện tại. Chính vì vậy, theo anh chàng, “bán mình cho công việc” sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của các bạn trẻ. Lối sống này gây lãng phí thời gian, cản trở việc học những điều mới và không có nhiều cơ hội để phát triển năng lực của bản thân. 

Đánh đổi không xứng đáng

Ảnh hưởng tiêu cực của lối sống này là điều có thể thấy rõ. Vậy tại sao người trẻ ngày nay lại “cuồng” công việc đến vậy trong khi không nhận được mức lương xứng đáng?

Về vấn đề này, Tiến sĩ Lê Minh - giảng viên bộ môn Tâm lý học, Trường đại học Thủ đô Hà Nội, giải thích rằng các bạn trẻ thường có xu hướng kiếm tiền để đáp ứng các nhu cầu cá nhân như mua sắm và giải trí. Điều này dẫn đến sự sẵn sàng làm bất kỳ công việc nào, ngay cả khi không nhận được mức lương xứng đáng.

“Các bạn nghĩ rằng mình hy sinh một chút, bù lại có thêm nhiều kinh nghiệm. Suy nghĩ đó cũng rất tốt, nhưng nên trân trọng sức lao động của chính bản thân. Nếu không, chúng ta sẽ rơi vào trạng thái coi thường bản thân, mệt mỏi, căng thẳng với công việc.” - Tiến sĩ Lê Minh cho biết.

unnamed.png
Tăng ca tới khuya muộn là câu chuyện không còn xa lạ của nhiều bạn trẻ (Ảnh: Vũ Thành)

 

Tình trạng căng thẳng và stress là một hậu quả thường thấy. Nhiều người trẻ phải làm việc hàng giờ liền mà không nghỉ ngơi đủ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn đe dọa sức khỏe, tiềm ẩn những rủi ro như huyết áp cao, tiểu đường, và tăng cường nguy cơ bệnh tâm thần.

Một hậu quả khác là mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Việc dành hầu hết thời gian cho công việc khiến cho các mối quan hệ gia đình và bạn bè bị tổn thương. Người trẻ có thể cảm thấy xa lạ và cô đơn, không hài lòng với cuộc sống xã hội.

Ngoài ra, người trẻ có thể mất đi tiềm năng phát triển bản thân. Cuộc sống luôn mang lại cơ hội cho sự sáng tạo, học hỏi và khám phá. Tuy nhiên, khi người trẻ chỉ tập trung vào công việc, họ có thể bỏ lỡ những trải nghiệm quan trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cá nhân và sự thăng tiến trong sự nghiệp.

unnamed-1.png
Các bạn trẻ thường phải kết hợp giữa gặp gỡ bạn bè và làm việc để cân bằng cuộc sống, tinh thần (Ảnh: Vũ Thành)

 

Trước tình trạng đó, Tiến sĩ Lê Minh đưa ra lời khuyên: “Chỉ có tự do mới mang lại hạnh phúc, bán mình cho công việc là một dạng nô lệ cho công việc. Các bạn trẻ phải nhận thức rõ thế nào là làm việc, lao động tích cực, thế nào là bán mình cho công việc. Làm việc, lao động, sinh hoạt cần chủ động kiểm soát và phân phối mọi việc một cách khoa học.”

Người duy trì lối sống “bán mình cho công việc” sẽ bị bào mòn sức khỏe thể chất và tâm lý. Nhiều bạn trẻ do quen với công việc quá sức nên ngại thay đổi môi trường mới. Mặt khác, lối sống này còn hạn chế thời gian cho các mối quan hệ gia đình, bạn bè,… Có thể thấy, “bán mình cho công việc” không phải cách sống bền vững dành cho các bạn trẻ.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN