Vì sao giới trẻ không còn mặn mà với kịch nói?

(Sóng trẻ) - Một trong những điều dễ thấy khi đến các nhà hát kịch hiện nay là số lượng khán giả trẻ không nhiều. Đâu là nguyên nhân và đâu là hướng đi để kịch nói thu hút được đối tượng khán giả này? 


Trong một lần trao đổi với phóng viên Sóng trẻ, PGĐ điều hành Nhà hát kịch Việt Nam - NSND Anh Tú chia sẻ, việc tiếp cận với khán giả trẻ để đưa kịch nói đến gần hơn với công chúng trẻ đang là một vấn đề mà Nhà hát kịch trăn trở. Bởi thực tế hiện nay người trẻ không mấy mặn mà với kịch, dù nhà hát đã có nhiều biện pháp, nhiều cách thức để đổi mới kịch. Tuy nhiên, các biện pháp ấy vẫn chưa đem lại những hiệu quả rõ ràng.


e3a6d09e8_nhahatkich31503642275666.jpg

Nhiều vở kịch thưa bóng, thậm chí vắng bóng khán giả trẻ (Ảnh: Dân trí)


Có một thực tế dễ nhận ra là các buổi công diễn kịch ở Nhà hát kịch Việt Nam hay Nhà hát kịch Hà Nội, số lượng người trẻ đến với kịch không nhiều. Trong khi đó, các buổi chiếu phim hay buổi ra mắt phim mới, những liveshow âm nhạc mới,…gần như cháy vé, thậm chí còn phải chen nhau để mua vé. Vậy sự tiếp cận khán giả của hai loại hình nghệ thuật này có sự khác nhau như thế nào để dẫn đến sự cách biệt như vậy? Phải chăng nghệ thuật kịch không đủ sức để lôi kéo khán giả trẻ?


Đinh Giang (Sinh viên Đại học Sư phạm HN) chia sẻ: “Mình khá thích kịch vì cũng đã biết kịch từ thời học sinh qua các tác phẩm trong sách giáo khoa như: Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Romeo và Juliet… Nhưng mình không có điều kiện để đi xem kịch vì mình không biết các vở kịch được diễn ở đâu, khi nào, và giá vé là bao nhiêu?”


Trong khi đó, Vũ Thanh (Sinh viên HV Báo chí và Tuyên truyền) lại có suy nghĩ khác: “Mình không thích kịch mình và thấy nó không gần gũi với mình. Theo những gì mình biết thì nội dung của các vở kịch thường khá cũ, trong khi mình thích những gì hiện đại hơn”.


e3a6d09e8_dcc_1458294244.jpg

Thực tế, kịch Việt Nam đã có nhiều cải tiến về cả mặt nội dung và hình thức những vẫn thực sự lôi cuốn người trẻ (Ảnh: Internet)


Là một người thuộc thế hệ 9X, đồng thời cũng là một diễn viên của nhà hát kịch Việt Nam, diễn viên Ngô Minh Hoàng (vai Romeo trong vở “Romeo và Juliet”) cho biết: “Mình biết đến kịch được 5 năm và trong thời gian làm ở nhà hát kịch thì mình thấy số lượng người trẻ đến xem kịch không nhiều. Nếu có thì thường là bạn bè của các diễn viên đến ủng hộ còn rất ít người đến mua vé xem.”


Vậy đâu là nguyên nhân và đâu là hướng đi để kịch nói thu hút được đối tượng khán giả trẻ?


Từ ngày 5/12 đến ngày 8/12, BBT Sóng Trẻ xin được mở diễn đàn nhằm thu thập những ý kiến đóng góp của quý độc giả về vấn đề này theo các cách thức sau đây.


• Gửi bình luận trực tiếp dưới chân bài viết này, 


• Hoặc gửi thư đến địa chỉ email: [email protected]

Thuỷ Tiên, Thu Hà, Nguyễn Thường, Lan Anh, Minh Anh, Thu Hương, Thu Hằng, Cao Oanh - BMĐTK34


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN