13 điều cần nhớ khi đi phỏng vấ

(Sóng trẻ)Phỏng vấn là cách thức hữu ích để đạt được mục đích. Sản phẩm cuối cùng có thể là một phần của bản nháp, nhưng tư liệu để viết bài là kết quả của các cuộc phỏng vấn mà bạn tiến hành.

Giống như bất cứ nghề nghiệp sáng tạo nào, nghề báo buộc bạn phải sử dụng hiểu biết của cá nhân để diễn tả về thế giới xung quanh. Bạn cố gắng để thu hút người đọc bằng ý tưởng về các vấn đề, bạn liên kết những thông tin rời rạc và những âm thanh ồn ào cuộc sống thành những tác phẩm báo chí có ý nghĩa.

Bài báo hay phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của những người xa lạ. Và phỏng vấn là cách thức hữu ích để đạt được mục đích. Sản phẩm cuối cùng có thể là một phần của bản nháp, nhưng tư liệu để viết bài là kết quả của các cuộc phỏng vấn mà bạn tiến hành.

Dưới đây là một số kĩ thuật nhỏ giúp phóng viên tác nghiệp thuận lợi và thu được nhiều thông tin hơn.

1. Lựa chọn địa điểm hợp lý

Đề nghị thường thấy cho một cuộc phỏng vấn là ở một quán cafe hay một nơi nào đó gần trung tâm, nhưng nếu có thể, bạn hãy hẹn người trả lời phỏng vấn ở một nơi có liên quan đến những câu chuyện hay chủ đề bạn muốn hỏi. Bởi không chỉ bạn có cảm giác gần gũi, dễ nói chuyện mà ngay cả chính đối tượng kia cũng cảm thấy dễ chịu, thoải mái như chính “lãnh thổ của họ”. 

Có thể đó là nhà riêng của họ, nơi làm việc, hay địa điểm liên quan đến vấn đề bạn muốn biết. Thậm chí cuộc gặp gỡ diễn ra tại nhà hàng yêu thích của người trả lời phỏng vấn cũng khiến họ hào hứng và sẵn sàng chia sẻ thông tin cho phóng viên.

2. Chuẩn bị trước câu hỏi kĩ lưỡng

Bạn cần biết chắc những câu hỏi sẽ hỏi và lý do lựa chọn những câu hỏi đó. Phần mở đầu cho một cuộc phỏng vấn, bạn cần đưa ra nội dung chủ đạo những điều bạn muốn khai thác từ họ: một màu sắc lạ xuất hiện một sự kiện, một ý kiến không chính thức về vấn đề bạn đang theo đuổi, cái nhìn bao quát vấn đề,…là những điều quan trọng để tiến hành một cuộc phỏng vấn thành công.

3. Viết ra những câu hỏi của bạn

Hãy chắc chắn rằng bạn mang theo những câu hỏi được chuẩn bị sẵn. Một cuộc phỏng vấn tiến hành tốt khi bạn chuẩn bị rất nhiều câu hỏi và những câu hỏi mong muốn được trả lời. Sự an toàn này khiến bạn cảm thấy tự tin hơn và hiệu quả hơn vì bạn sẽ có được thông tin mình mong đợi. 

4. Làm việc trên dòng chảy của bạn

Đây không chỉ là thách thức lớn nhất mà còn là kỹ năng phỏng vấn quan trọng nhất mà bạn có thể phát triển. Bạn muốn có sự cân bằng và suôn sẻ trong cuộc trò chuyện? Bạn cần tự trả lời những câu hỏi bạn đặt ra, nghĩ về những câu hỏi tiếp theo và lý do chọn nó.

Dòng chảy của câu hỏi cần phải có sự tự nhiên – bạn không nên quay lại vấn đề đã đưa ra trước mà nên đặt ra những câu hỏi tiếp theo trong danh sách bạn chuẩn bị trước đó. Hãy suy nghĩ về sự chuyển tiếp. Bằng cách này, chủ thể của bạn không cảm thấy bắt buộc phải cung cấp cho bạn và có thể cởi mở hơn.

4. Suy nghĩ về tác động của môi trường bên nài

Kỹ thuật phỏng vấn áp dụng khác nhau cho các phương tiện khác nhau. Nếu bạn đang phỏng vấn bằng âm thanh hoặc hình ảnh, bạn nên đặt câu hỏi gồm hai phần, điều này giúp các đối tượng nói chuyện thoải mái và cung cấp nhiều thông tin hơn. Bên cạnh đó, việc gật đầu và mỉm cười cũng được khuyến khích khi đối thoại vì nó giữ máy ghi âm của bạn không có tạp âm.

Ngược lại, khi bạn đang phỏng vấn cho báo in, hãy thử phá vỡ câu trả lời để có được câu trả lời ngắn gọn ngắn hơn và nhiều câu hơn (điều này sẽ dễ dàng hơn cho việc ghi chú và trích dẫn). 

5. Rủ thêm một cộng sự

Việc có thêm một người cộng sự giúp bạn có thêm một người ghi chép và lắng nghe thông tin một cách vô cùng hữu ích. Nếu bạn không nghĩ rằng cộng sự ấy sẽ áp đảo hay đánh lạc hướng đối tượng phỏng vấn của bạn, thì việc đi cùng một cộng sự là một cứu cánh trong việc kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ thông tin khi phỏng vấn.

6. Dũng cảm hỏi lại khi chưa hiểu

Đừng sợ khi hỏi lại một câu hỏi hoặc chủ đề mà bạn cảm thấy chưa được giải quyết đúng đắn của người được phỏng vấn. Đôi khi họ cần thời gian để suy nghĩ về bạn hoặc một chủ đề, hoặc nghĩ ra cách trả lời tốt hơn cho câu hỏi của bạn. Hãy tiếp tục cố gắng.

7. Trao quyền cho chủ thể của bạn

Có một câu hỏi giúp bạn hiểu hoàn toàn quan điểm của người được phỏng vấn: “Giải pháp lý tưởng của bạn về vấn đề này là gì?”. Câu hỏi này tất nhiên chỉ có tác dụng trong một vài trường hợp, nhưng vào thời điểm hợp lý, nó có thể giúp làm rõ quan điểm của đối phương một cách dễ dàng.

8. Hỏi về lý do đối phương quan tâm

Một câu hỏi lớn là: "Tại sao bạn quan tâm đến vấn đề này?".  Đây có thể là một cách hiệu quả để có được một đánh giá chính xác về việc xác định tầm quan trọng của đề tài.
Bạn cũng có thể yêu cầu một bước nặt nào đó trong câu chuyện, thời điểm, khi tất cả mọi thứ thay đổi hoặc tác động. Điều này có thể giúp bạn định hình nội dung câu chuyện của bạn.

9. Học cách thích nghi với im lặng

Nhiều người cho rằng điều này thật khác thường. Bản năng của phóng viên là tiếp tục trò chuyện và đặt câu hỏi để làm cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái, nhưng đôi khi, đặc biệt là khi bạn đang làm việc với các đối tượng nhạy cảm, bạn cần phải im lặng và chờ đợi.

Hỏi câu hỏi của bạn, hãy để họ cung cấp cho bạn câu trả lời chung chung, sau đó hãy ở lại đấy và xem những gì xảy ra tiếp theo. Bạn sẽ ngạc nhiên như thế nào những hiệu quả mà kĩ thuật này mang lại.

10. Tránh bị ám ảnh

Dù ghi chú và ghi âm là rất quan trọng, bạn vẫn có thể khiến cho mình mắc phải sai lầm bởi ám ảnh về những gì chủ thể của bạn nói. Khi bạn đang phỏng vấn, bạn cần học cách nhận thức những điều quan trọng từ các cuộc trò chuyện - tập trung vào điều đó và thông tin bạn biết. Bạn phải tự tin rằng điều mình đang làm là đúng!

11. Cần một chút tinh tế

Tiếp tục ghi chú ngay cả sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Đôi khi người ta nói những điều rõ ràng nhất hoặc có giá trị khi họ cảm thấy mình ra khỏi "ghế nóng". Họ cảm giác thoải mái hơn khi nói những điều họ nghĩ không được ghi lại.

12. Yêu cầu những gì bạn cần

Nghiêm túc mà nói, đôi khi người được phỏng vấn bực bội không phải vì họ đang cố gắng để phá bạn, mà chỉ vì họ không hiểu bạn hỏi vấn đề gì. Khi đó, bạn có thể nói với họ rằng: “Tôi thực sự cần biết suy nghĩ của bạn về vấn đề này”, hoặc “Tôi thực sự cần bạn cho tôi biết những thông tin quan trọng này”, hay thậm chí “Tôi thực sự cần bạn đưa tôi đến một địa điểm liên quan đến vấn đề này”.

Phạm Tuyết Nhung
Phát thanh K31
Nguồn: http://matadornetwork.com/bnt/13-simple-journalist-techniques-for-effective-interviews/

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN