Ăn uống thế nào trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19?

(Sóng trẻ) - Đây là những lời khuyên về ăn uống trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19.

Sau khi tiêm vaccine COVID-19 có thể cơ thể sẽ gặp một số tác dụng phụ và đây là 5 lời khuyên về ăn uống trước và sau khi tiêm giúp người tiêm sẽ khắc phục phần nào sự cố này.

Không tiêm vaccine khi bụng đói

20200519_065644_860017_20200228_165702_928-max-1800x1800.jpg
Thật ra, ăn trước tiêm dường như không liên quan gì đến hiệu quả của vaccine, nhưng giúp cơ thể đủ năng lượng, tránh bị ngất xỉu hoặc cảm thấy chóng mặt, đặc biệt nếu người tiêm thuộc típ người hay sợ kim tiêm.

 

Trong quá trình hoàn thành tiêm chủng, thời gian chờ đợi trước tiêm có thể mất vài chục phút đến một giờ, và sau tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi bất kỳ phản ứng dị ứng tiềm ẩn nào. Trong khi các cơ sở tiêm chủng không cho phép người tiêm ăn đồ ăn nhẹ trong khu vực chờ theo dõi. Vì vậy, các thức ăn dễ tiêu, bao gồm carbohydrate chưa tinh chế, chất béo lành mạnh và protein trước tiêm là rất cần thiết giúp cơ thể duy trì năng lượng trong chờ đợi, nhất là nếu người tiêm có cơ địa dễ hạ đường huyết.

Giữ đủ nước cho cơ thể

Đau đầu là một tác dụng phụ phổ biến của tiêm vaccine COVID-19 và việc bị mất nước có thể làm cơn đau đầu trầm trọng hơn. Người tiêm cần uống nhiều nước như nước ép trái cây, trà hoặc các chất lỏng khác không quá nhiều đường, nên có chai nước bên cạnh để có thể uống trong ngày đi tiêm. Thông thường người tiêm nên uống đủ 8 ly nước cho mỗi ngày.

nuoc-ep-trai-cay-08461503.jpg
Mất nước có thể làm cơn đau đầu trầm trọng hơn sau khi tiêm, vì vậy người tiêm nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, trà hoặc các chất lỏng khác.

Không uống bia rượu

ruou-bia.jpg
Không uống bia rượu trước khi tiêm vaccine COVID-19.

Sự kết hợp bia rượu với các tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm làm các triệu chứng nặng lên. Bia rượu cũng gây khó khăn cho việc phân biệt giữa tác dụng phụ của vaccine và tác dụng phụ của uống quá nhiều bia rượu. Mặt khác, bia rượu có thể làm gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Cần tránh xa bia rượu để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch của mình sau khi tiêm vaccine COVID-19.

Thực phẩm chống viêm

Sau khi tiêm vaccine COVID-19, người tiêm cần hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mình. Nên tăng cường các loại thực phẩm chống viêm, tránh thực phẩm tinh chế nhiều. Trong một bài báo xuất bản trên Tạp chí Dinh dưỡng của Anh, cho thấy, chế độ ăn uống chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh COVID-19. Tốt nhất nên tập trung vào chất béo lành mạnh và thực phẩm ít chế biến.

Theo website về sức khỏe của trường Đại học Havard, những thực phẩm có tác dụng chống viêm là: Cà chua; dầu ô liu; Rau lá xanh: rau bina, cải xoăn, rau cải, bắp cải và các loại rau lá xanh khác; Các loại hạt: hạnh nhân, quả óc chó và nhiều loại hạt khác; Cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi; Trái cây, đặc biệt là dâu tây, quả việt quất, anh đào và cam.

thuc-pham-chong-viem-08461558.jpg
Các thực phẩm chống viêm như cá béo, các loại hạt, rau lá xanh; quả dâu, cà chua… giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trong quá trình tiêm vaccine COVID-19.

Thực phẩm chống buồn nôn

gung-ngan-ngua-hieu-qua-buon-non.jpg
Gừng, chanh, lá bạc hà,.. là những thực phẩm chống buồn nôn rất hiệu quả. 

Trong khi một số người sẽ cảm thấy khỏe mạnh bình thường sau khi tiêm vaccine, nhưng một số người có thể cảm thấy mệt mỏi buồn nôn. Người tiêm có thể sử dụng một số thực phẩm chống buồn nôn như trà gừng hoặc gừng tươi, bạc hà, hạt thì là.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN