Báo chí và người làm báo (2)
4. Quan sát trong hoạt động thực tiễn của người làm báo
Quan sát là một hoạt động nhận thức gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người. Quan sát có nhiều cấp độ, từ những quan sát chỉ mang tính bản năng cho đến những quan sát cảm tính và cao hơn là những quan sát lý tính. Phương pháp quan sát nằm trong cấp độ cao của hoạt động quan sát.
Là một phương pháp, quá trình quan sát phải kết hợp đồng thời với những phương pháp nhận thức khác như lựa chọn, phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận logic. Như vậy, quan sát ở đây không chỉ là “nhìn” mà còn phải là sự phối hợp đồng bộ của các giác quan và các phương pháp nhận thức khác.
Người làm báo phải liên tục quan sát về toàn bộ những điều xảy ra trong cuộc sống xung quanh. Luôn luôn quan sát kết hợp với suy nghĩ để phân tích, đánh giá về những biểu hiện dù nhỏ nhất, để qua đó rút ra những kết luận cần thiết. Một người quan sát tốt chưa chắc đã là người làm báo giỏi, nhưng một người làm báo giỏi dứt khoát phải là một người có phương pháp quan sát tốt.
Về phương diện lý thuyết, người ta thường chia phương pháp quan sát thành những phương pháp khác nhau như: quan sát từ bộ phận đến toàn thể ; quan sát từ gần đến xa; quan sát trong sự vận động; quan sát trong sự so sánh... Ưu thế lớn nhất của phương pháp quan sát là sự sống động của những điều đã trực tiếp nhìn thấy. Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là dễ bị sa vào những cái ngẫu nhiên không thể hiện đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.
5.Phương pháp phỏng vấn và thể loại phỏng vấn
Phỏng vấn là một cách khai thác và thu thập thông tin dưới hình thức hỏi chuyện người khác. Mục đich của nó là để thu thập những thông tin cần thiết, giúp người viết nắm được những khía cạnh có liên quan đến con người, sự kiện, sự việc, vấn đề... để có thể phản ánh chúng một cách chính xác, kịp thời trong các tác phẩm báo chí của mình.
Trong hoạt động báo chí có sự phân biệt giữa “phương pháp phỏng vấn” với “thể loại phỏng vấn”.
Phương pháp phỏng vấn nằm trong các phương pháp hoạt động thực tiễn của người làm báo nhằm thu thập thông tin, để tăng cường hiểu biết về mọi sự thật trong đời sống. Phương pháp này thường được kết hợp với các phương pháp khác như quan sát, nghiên cứu tài liệu, giao tiếp, họp báo… để giúp người làm báo có được những kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết cần thiết, tạo cơ sở cho việc sáng tạo các tác phẩm báo chí.
Thể loại phỏng vấn là một thể loại báo chí có nội dung và hình thức xác định. Những câu hỏi và trả lời trong tác phẩm phỏng vấn phải gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau trong một mối quan hệ chặt chẽ và phải có phạm vi xác định, có chủ đề rõ ràng với mục đích phải cung cấp được thông tin cho công chúng, giúp họ có thể hiểu rõ về một sự việc, sự kiện, tình hình, vấn đề, con người, hoàn cảnh… nào đó mà họ đang quan tâm.
Trong tác phẩm phỏng vấn, người nêu câu hỏi phải có sự hiểu biết nhất định về những điều đang hỏi vì chỉ có trên cơ sở của sự hiểu biết thì mới nêu ra được những câu hỏi đúng, hay để khai thác thông tin có chiều sâu, xác thực và hấp dẫn.
6. Mặt trái củathương mại hóa báo chí và vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà
báo
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, hoạt động báo chí ở nước ta những năm qua đã xuất hiện nhiều lệch lạc, tiêu cực rất cần phải uốn nắn. Trong đó, đặc biệt nguy hiểm là những tác động tiêu cực từ mặt trái của xu hướng “thương mại hoá báo chí”.
Mặt trái của xu hướng thương mại hoá báo chí, nói rộng hơn chính là những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm vừa qua. Đó là khuynh hướng hạ thấp vai trò, chức năng của báo chí cách mạng, biến nó từ chỗ là công cụ chính trị, văn hoá của Đảng, của Nhà nước, từ chỗ là khuôn mặt tinh thần của xã hội trở thành một thứ hàng hoá tầm thường. Mặt trái của thương mại hoá báo chí hoàn toàn khác với xã hội hoá báo chí là quá trình nâng cao chất lượng nội dung, hình thức của tờ báo, làm tốt nhiệm vụ chính trị, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu thông tin, văn hoá, giải trí lành mạnh của xã hội.
Mặt trái của thương mại hoá đã hạ thấp chất lượng chính trị, văn hoá, khoa học của báo chí. Xu hướng nguy hiểm này vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhiều mặt còn trở nên nghiêm trọng. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là từ nhận thức chính trị còn hạn chế, trong một chừng mực nào đó là biểu hiện sự thoái hoá, biến chất của một số người làm báo.
Trong những năm vừa qua, một số báo đài còn mắc nhiều sai sót - trong đó có những sai sót nghiêm trọng do thiếu hiểu biết, thiếu điều tra nghiên cứu, thiếu khách quan, trung thực, kể cả thiếu đạo đức nghề nghiệp dẫn đến coi thường dư luận, thậm chí còn dùng báo chí để trù dập, xúc phạm các tổ chức xã hội và công dân. Tình trạng thiếu tu dưỡng, rèn luyện thường xuyên về phẩm chất, đạo đức là một biểu hiện đáng lo ngại vẫn đang có xu hướng tăng lên. Bệnh tự mãn đã xuất hiện ở một số cơ quan báo và trong lớp nhà báo trẻ. Nhiều phóng viên, biên tập viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp và vi phạm pháp luật. Đã xuất hiện tình trạng mất đoàn kết nội bộ ở một số cơ quan báo, đài nên đã gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của báo chí.
Ngay từ năm 1998, Hội nhà báo Việt Nam đã đề ra Quy ước tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam gồm 10 điều. Có thể coi đó là những tiêu chí cơ bản gắn liền với năng lực, phẩm chất của người làm báo Việt Nam. Chúng ta cần có những nhà báo giỏi nghiệp vụ nhưng điều quan trọng hơn nữa là phải có bản lĩnh, có sự nhạy cảm về chính trị, có kỷ luật, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thông tin.
Người phóng viên báo chí bên cạnh việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đã được Luật báo chí quy định, còn phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.
Việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người làm báo cũng chính là nâng cao tính tư tưởng, tính chân thật, tính chiến đấu của các sản phẩm báo chí, hướng nội dung thông tin vào nhiệm vụ trung tâm là phục vụ sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quy ước tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam sẽ góp phần giúp cho đội ngũ những người làm báo nước ta ngày càng nâng cao năng lực, tăng cường phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
9.Nhà báo và nhà văn
Sự khác biệt giữa báo chí và văn học dẫn đến những khác biệt giữa nhà báo và nhà văn. Đó là sự khác biệt trong cách thức, phương pháp phản ánh hiện thực. Lao động của nhà báo và lao động của nhà văn là hai loại công việc tuy có những điểm chung nhưng vẫn có nhiều khác biệt rõ rệt...
Người viết báo phải có nhiệm vụ phản ánh sự thật trên cơ sở của trách nhiệm công dân với một thái độ chính trị trực tiếp, gắn với quyền lợi của dân tộc, cộng đồng. Quá trình thông tin này luôn đặt dưới sự chi phối chặt chẽ của các yêu cầu về tính xác thực, tính thời sự và tính định hướng trực tiếp. Hiện thực trong tác phẩm báo chí phải là một hiện thực tiêu biểu, được tái hiện một cách trung thực, không được thêm thắt, bịa đặt.
Những người sáng tác văn học phản ánh hiện thực đời sống trước hết dưới sự chi phối của một quan niệm thẩm mỹ của cá nhân. Quan niệm này luôn luôn chi phối quá trình sáng tạo văn học - từ khâu đi thực tế để quan sát, lựa chọn những sự việc, chi tiết, tình huống của đời sống đến việc tổ chức, tái tạo, sáng tạo lại những sự thật đó trong tác phẩm.
Trong tương quan so sánh với tác phẩm báo chí, hiện thực trong tác phẩm văn học phải là mộthiện thực đã được chưng cất, tái tạo trên cơ sở quan niệm thẩm mỹ của nhà văn, gắn liền với thế giới quan thẩm mỹ mang bản sắc cá nhân của tác giả.
Mặc dù ở nước ta hầu hết các nhà văn đều tham gia làm báo, nhưng viết văn và làm báo là hai loại công việc khác nhau, đòi hỏi những phẩm chất khác nhau. Trong thực tế, có nhiều người làm báo giỏi nhưng không thể viết văn chương, ngược lại nhiều nhà văn giỏi nhưng không làm báo giỏi hoặc không thể viết báo được do không có được những phẩm chất cần có của một nhà báo đích thực.
Quan sát là một hoạt động nhận thức gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người. Quan sát có nhiều cấp độ, từ những quan sát chỉ mang tính bản năng cho đến những quan sát cảm tính và cao hơn là những quan sát lý tính. Phương pháp quan sát nằm trong cấp độ cao của hoạt động quan sát.
Là một phương pháp, quá trình quan sát phải kết hợp đồng thời với những phương pháp nhận thức khác như lựa chọn, phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận logic. Như vậy, quan sát ở đây không chỉ là “nhìn” mà còn phải là sự phối hợp đồng bộ của các giác quan và các phương pháp nhận thức khác.
Người làm báo phải liên tục quan sát về toàn bộ những điều xảy ra trong cuộc sống xung quanh. Luôn luôn quan sát kết hợp với suy nghĩ để phân tích, đánh giá về những biểu hiện dù nhỏ nhất, để qua đó rút ra những kết luận cần thiết. Một người quan sát tốt chưa chắc đã là người làm báo giỏi, nhưng một người làm báo giỏi dứt khoát phải là một người có phương pháp quan sát tốt.
Về phương diện lý thuyết, người ta thường chia phương pháp quan sát thành những phương pháp khác nhau như: quan sát từ bộ phận đến toàn thể ; quan sát từ gần đến xa; quan sát trong sự vận động; quan sát trong sự so sánh... Ưu thế lớn nhất của phương pháp quan sát là sự sống động của những điều đã trực tiếp nhìn thấy. Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là dễ bị sa vào những cái ngẫu nhiên không thể hiện đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.
5.Phương pháp phỏng vấn và thể loại phỏng vấn
Phỏng vấn là một cách khai thác và thu thập thông tin dưới hình thức hỏi chuyện người khác. Mục đich của nó là để thu thập những thông tin cần thiết, giúp người viết nắm được những khía cạnh có liên quan đến con người, sự kiện, sự việc, vấn đề... để có thể phản ánh chúng một cách chính xác, kịp thời trong các tác phẩm báo chí của mình.
Trong hoạt động báo chí có sự phân biệt giữa “phương pháp phỏng vấn” với “thể loại phỏng vấn”.
Phương pháp phỏng vấn nằm trong các phương pháp hoạt động thực tiễn của người làm báo nhằm thu thập thông tin, để tăng cường hiểu biết về mọi sự thật trong đời sống. Phương pháp này thường được kết hợp với các phương pháp khác như quan sát, nghiên cứu tài liệu, giao tiếp, họp báo… để giúp người làm báo có được những kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết cần thiết, tạo cơ sở cho việc sáng tạo các tác phẩm báo chí.
Thể loại phỏng vấn là một thể loại báo chí có nội dung và hình thức xác định. Những câu hỏi và trả lời trong tác phẩm phỏng vấn phải gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau trong một mối quan hệ chặt chẽ và phải có phạm vi xác định, có chủ đề rõ ràng với mục đích phải cung cấp được thông tin cho công chúng, giúp họ có thể hiểu rõ về một sự việc, sự kiện, tình hình, vấn đề, con người, hoàn cảnh… nào đó mà họ đang quan tâm.
Trong tác phẩm phỏng vấn, người nêu câu hỏi phải có sự hiểu biết nhất định về những điều đang hỏi vì chỉ có trên cơ sở của sự hiểu biết thì mới nêu ra được những câu hỏi đúng, hay để khai thác thông tin có chiều sâu, xác thực và hấp dẫn.
6. Mặt trái củathương mại hóa báo chí và vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà
báo
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, hoạt động báo chí ở nước ta những năm qua đã xuất hiện nhiều lệch lạc, tiêu cực rất cần phải uốn nắn. Trong đó, đặc biệt nguy hiểm là những tác động tiêu cực từ mặt trái của xu hướng “thương mại hoá báo chí”.
Mặt trái của xu hướng thương mại hoá báo chí, nói rộng hơn chính là những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm vừa qua. Đó là khuynh hướng hạ thấp vai trò, chức năng của báo chí cách mạng, biến nó từ chỗ là công cụ chính trị, văn hoá của Đảng, của Nhà nước, từ chỗ là khuôn mặt tinh thần của xã hội trở thành một thứ hàng hoá tầm thường. Mặt trái của thương mại hoá báo chí hoàn toàn khác với xã hội hoá báo chí là quá trình nâng cao chất lượng nội dung, hình thức của tờ báo, làm tốt nhiệm vụ chính trị, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu thông tin, văn hoá, giải trí lành mạnh của xã hội.
Mặt trái của thương mại hoá đã hạ thấp chất lượng chính trị, văn hoá, khoa học của báo chí. Xu hướng nguy hiểm này vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhiều mặt còn trở nên nghiêm trọng. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là từ nhận thức chính trị còn hạn chế, trong một chừng mực nào đó là biểu hiện sự thoái hoá, biến chất của một số người làm báo.
Trong những năm vừa qua, một số báo đài còn mắc nhiều sai sót - trong đó có những sai sót nghiêm trọng do thiếu hiểu biết, thiếu điều tra nghiên cứu, thiếu khách quan, trung thực, kể cả thiếu đạo đức nghề nghiệp dẫn đến coi thường dư luận, thậm chí còn dùng báo chí để trù dập, xúc phạm các tổ chức xã hội và công dân. Tình trạng thiếu tu dưỡng, rèn luyện thường xuyên về phẩm chất, đạo đức là một biểu hiện đáng lo ngại vẫn đang có xu hướng tăng lên. Bệnh tự mãn đã xuất hiện ở một số cơ quan báo và trong lớp nhà báo trẻ. Nhiều phóng viên, biên tập viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp và vi phạm pháp luật. Đã xuất hiện tình trạng mất đoàn kết nội bộ ở một số cơ quan báo, đài nên đã gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của báo chí.
Ngay từ năm 1998, Hội nhà báo Việt Nam đã đề ra Quy ước tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam gồm 10 điều. Có thể coi đó là những tiêu chí cơ bản gắn liền với năng lực, phẩm chất của người làm báo Việt Nam. Chúng ta cần có những nhà báo giỏi nghiệp vụ nhưng điều quan trọng hơn nữa là phải có bản lĩnh, có sự nhạy cảm về chính trị, có kỷ luật, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thông tin.
Người phóng viên báo chí bên cạnh việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đã được Luật báo chí quy định, còn phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.
Việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người làm báo cũng chính là nâng cao tính tư tưởng, tính chân thật, tính chiến đấu của các sản phẩm báo chí, hướng nội dung thông tin vào nhiệm vụ trung tâm là phục vụ sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quy ước tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam sẽ góp phần giúp cho đội ngũ những người làm báo nước ta ngày càng nâng cao năng lực, tăng cường phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
9.Nhà báo và nhà văn
Sự khác biệt giữa báo chí và văn học dẫn đến những khác biệt giữa nhà báo và nhà văn. Đó là sự khác biệt trong cách thức, phương pháp phản ánh hiện thực. Lao động của nhà báo và lao động của nhà văn là hai loại công việc tuy có những điểm chung nhưng vẫn có nhiều khác biệt rõ rệt...
Người viết báo phải có nhiệm vụ phản ánh sự thật trên cơ sở của trách nhiệm công dân với một thái độ chính trị trực tiếp, gắn với quyền lợi của dân tộc, cộng đồng. Quá trình thông tin này luôn đặt dưới sự chi phối chặt chẽ của các yêu cầu về tính xác thực, tính thời sự và tính định hướng trực tiếp. Hiện thực trong tác phẩm báo chí phải là một hiện thực tiêu biểu, được tái hiện một cách trung thực, không được thêm thắt, bịa đặt.
Những người sáng tác văn học phản ánh hiện thực đời sống trước hết dưới sự chi phối của một quan niệm thẩm mỹ của cá nhân. Quan niệm này luôn luôn chi phối quá trình sáng tạo văn học - từ khâu đi thực tế để quan sát, lựa chọn những sự việc, chi tiết, tình huống của đời sống đến việc tổ chức, tái tạo, sáng tạo lại những sự thật đó trong tác phẩm.
Trong tương quan so sánh với tác phẩm báo chí, hiện thực trong tác phẩm văn học phải là mộthiện thực đã được chưng cất, tái tạo trên cơ sở quan niệm thẩm mỹ của nhà văn, gắn liền với thế giới quan thẩm mỹ mang bản sắc cá nhân của tác giả.
Mặc dù ở nước ta hầu hết các nhà văn đều tham gia làm báo, nhưng viết văn và làm báo là hai loại công việc khác nhau, đòi hỏi những phẩm chất khác nhau. Trong thực tế, có nhiều người làm báo giỏi nhưng không thể viết văn chương, ngược lại nhiều nhà văn giỏi nhưng không làm báo giỏi hoặc không thể viết báo được do không có được những phẩm chất cần có của một nhà báo đích thực.
LTKT
Cùng chuyên mục
Bình luận