Báo chí với việc chống tham nhũng từ góc nhìn của chuyên gia Luật học

(Sóng trẻ) - Trong cuộc chiến phòng chống tham nhũng, báo chí đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, không phải nhà báo nào cũng dám nói thẳng, nói thật và không phải ai cũng đủ bản lĩnh để tác nghiệp trong lĩnh vực điều tra, chống tham nhũng.

Đó là những nhận định của ThS Ngọ Duy Hiểu, Bí thư Huyện Uỷ Phúc Thọ, Nguyên giảng viên Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp, tại buổi tọa đàm “Phòng chống tham nhũng, vai trò và thực tế cuộc chiến phòng chống tham nhũng ở Việt Nam” do Câu lạc bộ báo chí điều tra CJC tổ chức, sáng 13/4 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

d570fc1ea_dscn3926.jpg

Quang cảnh buổi tọa đảm

Theo ThS Ngọ Duy Hiểu, tham nhũng là một vấn đề lớn, phức tạp, đòi hỏi những người tham gia công tác phòng chống tham nhũng cần có những hiểu biết pháp luật cặn kẽ. Nhất là giới nhà báo, phóng viên, khi tác nghiệp trong lĩnh vực này luôn cần trau dồi kiến thức luật pháp, nếu không rất dễ bị vướng vào vòng lao lý với những trách nhiệm hình sự nặng nề.

Trao đổi tại buổi tọa đàm, ThS cho rằng, hiện nay, việc phòng chống tham nhũng là một vấn đề rất “nóng”, cần có sự chung tay của toàn xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tham nhũng là gì và khi nào thì cấu thành tội danh tham nhũng, mức án phạt cho tội này như thế nào. Đó là một khó khăn rất lớn khi tham gia vào cuộc chiến chống tham nhũng bởi người chống tham nhũng không hiểu luật còn những kẻ tham nhũng thì không chỉ có quyền, có tiền mà còn am tường pháp luật và luôn tận dụng mọi kẽ hở của luật để thực hiện tham nhũng một cách trót lọt.

d570fc1ea_dscn3927.jpg

ThS Ngọ Duy Hiểu tại buổi tọa đàm

Theo ông, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì động cơ vụ lợi. 

Các loại hành vi tham nhũng bao gồm khá nhiều, nổi bật hơn cả là 3 loại hành vi: Tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng hức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Trong đó, tham ô là hành vi của người lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Hành vi tham ô chỉ bị cấu thành tội danh khi người tham người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc tham ô dưới 2 triệu nhưng đã có tiền án tham ô trước đó và trong một số trường hợp khác do Luật quy định cụ thể. 

Nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc thông qua trung gian, đã nhận hoặc sẽ nhận tiền/tài sản hặc lợi ích vật chất khác dưới bất cứ hình thức nào từ 2 triệu đồng trở lên để làm hoặc không làm một việc nào đó vì lợi ích của người đưa hối lộ.

Nhận định về công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam, Ths Ngọ Duy Hiểu thẳng thắn nhận xét rằng Việt Nam là một trong nước chưa minh bạch về xã hội và yếu kém trong công tác phòng, chống tham nhũng.

d570fc1ea_1.jpg

Tham nhũng đang trở thành một vấn nạn của Việt Nam trong khi công tác phòng chống còn yếu kém

Ông cho biết, theo số liệu của Tòa án nhân dân tôi cao, năm 2013, cả nước ta mới giải quyết được 386 với 911 bị cáo liên quan đến vấn đề tham nhũng. Đã tử hình 4 bị cáo, tù giam 402 người, xử phạt án treo 146 người. Đây là một con số quá ít số với những gì thực tế đang diễn ra.

Mức án phạt của ta còn nhẹ, công tác xử lý các vụ án còn chậm, công tác phòng chống tham nhũng còn lỏng lẻo chĩnh là nguyên nhân khiến cho số lượng các vụ tham nhũng ngày càng gia tăng.

Xét ở góc độ vĩ mô, nguyên nhân chính dẫ đến tình trạng tham nhũng ở Việt Nam đang gia tăng, theo ThS Ngọ Duy Hiểu gồm 2 lý do cơ bản. 

Thứ nhất là ở nước ta, nhiều cán bộ cao cấp òn chưa gương mẫu. Chúng ta có thể dễ dàng liệt kê những phát biểu rất hay của các vị lãnh đạo liên quan đến phòng chống tham nhũng, song thực tế hiệu quả của công tác này lại chưa cao. Trước vấn đề này, không thể không quy kết trách nhiệm cho những người lãnh đạo đứng đầu, bởi nếu họ thực hiện công tác chống tham nhũng một cách nghiêm túc, chặt chẽ thì không có lý do gì, Việt Nam lại liên tiếp có những vụ bê bối như Vinalines, vụ tham ô đường Sắt do Nhật Bản phát hiện mới đây. 

Thứ hai là do cơ chế ban hành chính sách, cơ quan đề ra chính sách lại cũng là cơ quan thực thi và thụ hưởng chính sách. Ví dụ như chính sách về Lao động lại do chính Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề ra. Bản thân các chính sách này, đôi khi ngay từ lúc thai nghén mới hình thành đã tiềm ẩn nhiều lỗ hổng, mục đích để cho việc tham nhũng được diễn ra một cách hợp pháp hoặc tạo điều kiện đề tham nhũng hoành hành.

Cũng theo ThS, việc phòng chống tham nhũng tuy nói là trách nhiệm chung của mọi người song luôn cần sự góp sức đắc lực của báo chí, thứ quyền lực thứ 4, có trách nhiệm cung cấp sự thật cho độc giả, phanh phui, bài trừ những cái xấu, cái ác ra khỏi xã hội.

d570fc1ea_2.jpg

Trong cuộc chiến chống tham nhũng, báo chí đóng một vai trò hết sức quan trọng 

Để làm được điều đó, mỗi nhà báo khi tác nghiệp trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng cần tích cực rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức luật pháp, tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia khi theo đuổi những vụ án lớn, có tính chất nghiêm trọng.

Theo ông, để viết một phóng sự điều tra chống tham nhũng, người viết cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, luôn nắm giữ nguồn tin gốc (đơn thư, khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức về hành vi tham nhũng của một ai đó) để hiểu sự việc một cachd toàn diện.
Thứ hai, khai thác, làm rõ nguồn tin gốc từ nhiều nguồn tin khác nhau, không liên quan đến đối tượng tham nhũng.
Thứ ba, nghiên cứu luật pháp liên quan đến trường hợp tham nhũng cụ thể mà nhà báo đang theo đuổi điều tra.
Thứ tư, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, câu hỏi để tiếp cận, điều tra về đối tượng tham nhũng.
Thứ 5, tập hợp, đánh giá về tài liệu, chứng cứ có được. Nhận định xem những chứng cứ ấy có thể đủ để cấu thành tội danh hay không?
Cuối cùng là tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi viết và đăng tải bài viết ấy trên các phương tiện thông tin truyền thông.

ThS Ngọ Duy Hiểu khẳng định: “Chống tham nhũng là một vấn đề phức tạp, báo chí nếu muốn đánh thắng, không thể thiếu sự đoàn kết giữa các nhà báo, giữa các cơ quan báo chí. Trong cuộc chiến ấy, người làm báo cần có bản lĩnh vừng vàng để vượt qua mọi cám dỗ về tinh thần, vật chất, nếu không, báo chí đi đánh tiêu cực nhiều rồi cũng lại tự tiêu cực chính mình”.

Trương Thu Hường





Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN