Báo động tình trạng sinh viên lười phản biệ
(Sóng trẻ) - Giám định và phản biện xã hội có vai trò hết sức quan trọng với phát triển và tiến hóa của xã hội . Với tư cách là những chủ nhân tương lai của đất nước, năng lực phản biện của sinh viên ngày nay được đánh giá là chưa cao.
Có nhưng không nhiều
Trong năm vừa rồi, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền rất nhiều cuộc tương tác trao đổi nổi bật thể hiện tinh thần phản biện của sinh viên trong trường ví dụ như cuộc trao đổi thẳng thắn giữa giám đốc với sinh viên và cán bộ giảng viên. Theo chị Phùng Thị Hải Yến ( lớp trưởng báo in K30A2 – Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cuộc trao đổi đó thể hiện rất rõ được sự tương tác qua lại giữa người đứng đầu với sinh viên. Họ dám đưa ra những câu hỏi kiểu chất vấn, thể hiện rõ quan điểm chính kiến của mình về những vấn đề đang còn tồn tại trong thực tiễn học tập và rèn luyện.
Hay như tại trường Đại học Kinh tế kĩ thuật công nghiệp, vào đầu mỗi năm học các bạn sinh viên đều được tham gia trao đổi giữa thầy cô và sinh viên. Theo chị Đào Thu Trang (lớp KT7a2) : “Dù mới chỉ là sinh viên năm nhất, nhưng có những bạn rất mạnh dạn nêu ra những suy nghĩ của mình về cách giảng dạy của thầy cô cũng như những quy định chưa phù hợp với thực tế”.
Sinh viên mạnh dạn phát biểu ý kiến phản biện - có nhưng chưa nhiều. (Ảnh minh họa)
Đó là những biểu hiện của tính phản biện của sinh viên tuy nhiên đó chỉ là một phần khá nhỏ, đại bộ phận sinh viên hiện nay khả năng phản biện còn rất kém. Nhiều ý kiến của các sinh viên khóa trên đã học xong và đi làm cho rằng: “Sinh viên được đào tạo bài bản nhưng kĩ năng ít khả năng vận dụng vào thực tiễn kém do vậy khi ra trường mới vào các cơ quan không dám bảo vệ quan điểm, chính kiến.”
Trong hầu hết các giờ học hiện nay, trao đổi giữa thầy và trò còn khá ít. Hầu hết, các giờ học vẫn theo phương pháp thầy giảng trò nghe và chép thiếu sự tương tác và những giờ học tích cực, sôi nổi.
Cần nâng cao tính phản biện
Sinh viên là những trí thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước. Theo cô Nguyễn Thu Liên (giảng viên trường Đại học Hà Nội) cho biết: “Sinh viên hiện nay có sức ì lớn, cần phải phản biện để phá vỡ sức ì. Vì vậy để nâng cao năng lực phản biện cần có thêm các giờ học với phương pháp học tập tích cực. Đó là những giờ học nhóm. Việc thảo luận nhóm không phải chỉ hình thức mà còn có cách thức.”
Hãy cho sinh viên phân nhóm và để họ tự do thể hiện, đưa ra các luận điểm chứng minh bảo vê ý kiến của mình. Nó có thể gay gắt nhưng qua các giờ học như vậy, mới hình thành cho sinh viên được cách bảo vệ chính kiến. Đó là cách phát huy tối đa năng lực phản biện trong các giờ học. Khi nghe thầy giảng sinh viên không hiểu có thể hỏi lại hoặc cảm thấy không giống những gì mình nghĩ thì có thể phản biện, tranh luận với thầy.
Sinh viên cần chủ động hơn trong quá trình học. (Ảnh minh họa)
Các bạn hãy chủ động lật lại những vấn đề thầy nói, có thể xoay nó dưới nhiều chiều để hiểu cặn kẽ, bản chất vấn đề. Những lúc phản biện giảng đường thêm sôi động và sẽ thu hút tham gia sự hào hứng của sinh viên. Nhưng muốn phản biện được sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu mới có kiến thức mà phản biện.
Điều quan trọng hơn cả, các bạn sinh viên hãy gạt bỏ sự sợ hãi khi đứng trước đám đông, hãy tự tin nói ra quan điểm của mình đừng ngại và đừng xấu hổ khi nó sai. Người nhanh tiến bô và đạt được thành công là người luôn biết đặt ra câu hỏi vì chỉ khi họ dám đặt câu hỏi, họ mới tìm được cho mình câu trả lời thích đáng.
Lê Minh Hằng
Lớp Báo chí Đa phương tiện K33
Cùng chuyên mục
Bình luận