Báo Hồng Kông phân tích về biện pháp chống dịch COVID- 19 của Việt Nam

(Sóng trẻ) - Ngày 13/4, tờ báo tiếng Anh hàng đầu của Hồng Kông, South China Morning Post, đã có bài phân tích về thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch COVID- 19.

Tờ báo nhận định: Mặc dù có chung đường biên giới với Trung Quốc và hoạt động giao thương mạnh với quốc gia này nhưng Việt Nam mới chỉ có vài trăm ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và chưa có ai tử vong. Thống kê chính thức cho thấy hiện Việt Nam có khoảng 75.000 người bị cách ly hoặc tự cách ly; từ hơn 121.000 xét nghiệm, hơn 260 trường hợp đã được phát hiện dương tính với COVID- 19. Tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 tại đây thấp hơn rất nhiều so với những quốc gia được truyền thông thế giới đánh giá là đã có phản ứng hiệu quả đối với đại dịch như Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan.


5e2283f31_ff.jpg

Các tấm áp phích tuyên truyền biện pháp chống dịch COVID- 19 ở khắp nơi tại Việt Nam. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Để có được kết quả này, tác giả của bài báo cho rằng đó là nhờ sự kết hợp của những hành động quyết liệt ngay từ ban đầu của Chính phủ Việt Nam, cùng việc thực hiện xét nghiệm rộng rãi, kiểm dịch mạnh và đoàn kết xã hội.

Ông Kidong Park, đại diện của WHO tại Việt Nam, khẳng định việc phản ứng sớm của một quốc gia với cuộc khủng hoảng là rất quan trọng. Ông cho biết Việt Nam đã có những hành động ứng phó với đại dịch này từ sớm và chủ động. Ngay sau khi các trường hợp mắc bệnh ở Trung Quốc được ghi nhận, Việt Nam đã có những cuộc họp đầu tiên để đánh giá mức độ rủi ro của dịch bệnh tới đất nước và xác định hướng giải quyết. 

“Việt Nam đã nhanh chóng thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID- 19 dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ngay sau đó, kế hoạch đổi phó quốc gia đã được triển khai”, ông Park nói thêm.

5e2283f31_h.jpg

Người dân đeo khẩu trang, thực hiện “giãn cách xã hội” khi chờ phát gạo miễn phí tại Hà Nội. (Ảnh: AFP)

Một nguyên nhân khác được bài báo chỉ ra là việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành sớm lệnh cách ly xã hội khi tình hình dịch bệnh tại đất nước này còn chưa thực sự bùng nổ, trong khi các quốc gia khác như Anh, Ý hay Mỹ thì phải đến khi có hàng nghìn ca nhiễm và nhiều người chết mới thực hiện biện pháp này.

Trước đó, từ giữa tháng 2, hầu hết các trường học tại Việt Nam đều phải đóng cửa; những biện pháp kiểm dịch gắt gao hơn được thực hiện từ nửa sau tháng 3; đến 25/3, mọi chuyến bay quốc tế đều tạm dừng; hàng loạt loại hình phương tiện công cộng như xe buýt, tàu hỏa cũng trong tình cảnh tương tự. Bất cứ ai rời khỏi Hà Nội, tâm dịch tại Việt Nam, đến tỉnh khác đều bị cách ly 14 ngày.

Tờ South China Morning Post nhấn mạnh sự thống nhất, đoàn kết toàn xã hội là nguyên nhân chủ yếu trong thành công chống dịch COVID- 19 của Việt Nam, điều chưa từng thấy kể từ sau chiến tranh. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, sự đoàn kết trong nhân dân càng được bộc lộ rõ nét.

5e2283f31_gg.jpg

Một người phụ nữ đạp xe qua các cửa hàng đang phải đóng cửa tại Hà Nội vào tháng trước. (Ảnh: AP)

Nài ra, bài báo cũng đã phân tích về biện pháp cách ly khá đặc biệt của Việt Nam là chia các nhóm đối tượng thành nhiều phân lớp. Phân lớp đầu tiên là cách ly những người được xác nhận nhiễm virus hoặc có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID- 19. Bất cứ ai tiếp xúc với trường hợp được xác nhận dương tính sẽ phải đi cách ly bắt buộc, những người đó được gọi là F1. Thậm chí, những người xung quanh F1 cũng được yêu cầu tự cách ly. Phân lớp sau cùng là sự phong tỏa đối với khu vực, đường phố hay tòa nhà, nơi các trường hợp dương tính với bệnh COVID- 19 sinh sống.

Cùng với các biện pháp trên, việc đeo khẩu trang cũng là một biện pháp bắt buộc đối với mọi người dân khi đi ra đường, và điều này còn được luật hóa. Ngày 10/4, một người đàn ông đã bị tuyên án 9 tháng tù vì tội chống người thi hành công vụ, thái độ hung hăng, bạo lực khi từ chối việc đeo khẩu trang.

Cuối bài viết, tác giả nhận định những biện pháp mà Việt Nam thực hiện là nghiêm ngặt và quyết liệt, nhưng đổi lại là những thành công bước đầu trong trận chiến với dịch COVID- 19. Tuy nhiên, vẫn cần phải xem xét thêm để đánh giá hiệu quả lâu dài trong phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới.

5e2283f31_r.jpg

Cầu Long Biên ở Hà Nội vắng vẻ trong thời gian cách ly xã hội để chống lại sự lây lan 
của virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AFP)

Từ những đánh già tích cực của các bài báo trên thế giới cũng như kết quả thực tế nhìn thấy được, có thể khẳng định tính đúng đắn trong phương hướng đối phó với dịch bệnh của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trước hoàn cảnh dịch bệnh trong nước vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, mỗi người cần tuân thủ tốt những biện pháp phòng dịch mà cơ quan Nhà nước đưa ra, tin tưởng vào những quyết sách của Thủ tướng Chính phủ, cùng nhau đoàn kết, đồng lòng vượt qua đại dịch tồi tệ này.

Đắc Quang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN