Bảo vệ động vật hoang dã: Cách hành xử tử tế của con người đang hướng tới ở thế kỷ 21

(Sóng Trẻ) - Đó là nhận định chung của các khách mời trong buổi tập huấn “Báo chí điều tra với bảo vệ động vật hoang dã” diễn ra vào ngày 13/12 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 

Tiếp nối chương trình buổi sáng, chiều nay, các nhà báo, khách mời, giảng viên và sinh viên bàn về chủ đề tham nhũng trong buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã, vai trò của báo chí trong việc phát hiện, xử lý vấn đề này. Nài ra, sự kiện có thảo luận mở xây dựng kế hoạch tin bài liên quan và các hỗ trợ cần thiết cho các nhà báo. 

Nhà báo Trần Lệ Thùy đặt câu hỏi vì sao mà trong buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã có tham nhũng. Lý do là vì siêu lợi nhuận mà con người có thể thu được. Do đó, khi nhà báo vào điều tra, các đối tượng có hành vi lôi kéo nhà báo, trốn tránh pháp luật bằng việc dùng tiền. “Yêu cầu tiên quyết với nhà báo trong những sự vụ này là tính liêm chính. Nài ra, nhà báo phải có nền tảng nghiệp vụ vững chắc, khi viết cần có sự công bằng, tính chính xác, và thận trọng.” - Nhà báo Trần Lệ Thùy chia sẻ thêm. 

2c6dcd5dc_i_3499.jpg

Nhà báo Trần Lệ Thùy chia sẻ trong buổi tập huấn

Chị cho rằng, các nhà báo trước khi bắt tay vào vấn đề nào đó sẽ tự hỏi: “Viết xong rồi thì sẽ như thế nào, bài viết có thay đổi được gì không?”. Đến một lúc nào đó, các anh chị sẽ cảm thấy mệt mỏi vì nhận thức được sự “nhỏ bé” của tác phẩm mình kỳ công theo đuổi. Tuy nhiên, sự thay đổi bắt nguồn từ những yếu tố như vậy, bên cạnh sự thay đổi mang tính hệ thống. Nói như vậy để thấy rằng, không một bài báo nào là vô ích cả. 

Nhà báo Trần Lệ Thùy đưa ra một số giải pháp để hạn chế tham nhũng trong buôn bán trái pháp luật một cách có hệ thống. Đó là tăng cường thực thi pháp luật. Hoạt động này gồm đào tạo cán bộ thực thi pháp luật về cách làm đang được áp dụng để chống tham nhũng cũng như việc thực hiện các quy trình trong các cơ quan thực thi pháp luật để giảm cơ hội tham nhũng xảy ra. 

Nài ra, nâng cao nhận thức cộng đồng là biện pháp quan trọng. Nhà báo cho rằng, một số người ở các quốc gia châu Á vẫn sử dụng động vật hoang dã vì hiểu biết của họ còn hạn chế. 

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng nhận định về trách nhiệm xã hội của người làm báo trong vấn đề buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã: Khi nhà báo thực sự dấn thân vào vấn đề đó, nài việc nhà báo làm vì số tiền nhuận bút với những bài được đăng trên mặt báo thì sâu thẳm họ muốn con người sẽ sống hài hòa với thiên nhiên hơn. 

“Ví dụ như vấn đề chống nạn buôn người, khi loạt bài có chất lượng thì sẽ được thưởng 50 triệu, cơ quan chấm nhuận bút đặc biệt vì bài hay. Tuy nhiên, câu chuyện không dừng lại ở đó. Bên trong đó còn là việc chúng tôi - các nhà báo không muốn họ đau khổ.” - Cây bút điều tra “cứng” của báo Lao động chia sẻ.  

2c6dcd5dc_i_3481.jpg

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng

Tương tự như nạn buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã, anh cùng các đồng nghiệp muốn chiến đấu để bảo vệ môi trường, chống lại những bất công trong xã hội. 

Với thắc mắc được đặt ra trong buổi tập huấn, rằng khi nào một nhà báo có đủ khả năng để dấn thân vào con đường điều tra. Anh thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Câu trả lời là lúc nào cũng có thể  bắt đầu, nhưng ở mức độ dễ hơn. Đừng bao giờ đợi đủ khả năng thì mới làm. Ai cũng có một cặp mắt tinh tường, có điện thoại thông minh quay, chụp được, vậy thì thấy vấn đề thì hãy làm và tìm hiểu sự việc đi. Đó là cách bắt đầu việc làm báo rồi. Cứ làm đi, theo thời gian, mỗi người làm báo sẽ trưởng thành hơn. Việc đó giống như học bơi, cứ nhảy xuống nước rồi sẽ biết bơi, đừng chết đuối là được. Không bao giờ biết bơi nếu không bao giờ nhảy xuống.” 

Thêm vào đó, anh cho biết thêm, bước vào điều tra, quan trọng nhất vẫn là sự chỉn chu, yêu nghề và cẩn trọng. Anh tâm sự: “Không thể nói là khi gặp đối tượng nhưng họ ở rất xa nên tôi không quay được. Bạn phải chuẩn bị máy quay sẵn trong người. Tóm lại nài nghiệp vụ thì việc dám dấn thân để đi đến tận cùng vấn đề, cùng trách nhiệm xã hội của nhà báo như tôi đã nói ở trên là phẩm chất cần thiết của người làm báo điều tra.”

Chia sẻ cảm nhận về buổi tập huấn, PV Bích Liên (Đài tiếng nói Việt Nam VOV) cho rằng, qua lớp tập huấn chị có thêm những kiến thức về động vật hoang dã để thấy rằng cuộc sống của chúng đang bị con người đe dọa như thế nào và cần được bảo vệ ra làm sao. Chị cho biết: “Qua những chia sẻ của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng về kinh nghiệm làm điều tra, tôi hiểu báo chí là phần đóng góp quan trọng giúp đẩy lùi nạn săn bắt và mua bán động vật hoang dã trái phép hiện nay. 

Ở góc độ một phóng viên chuyên mảng y tế, tôi sẽ lên kế hoạch cho những bài viết giúp mọi người hiểu rằng đó chỉ là những lời đồn, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó. Thậm chí, việc mua bán và sử dụng động vật hoang dã khiến con người có thể lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và đó là hành vi vi phạm pháp luật cần phải chấm dứt ngay.” 

07739e7d6_i_3550.jpg

Các nhà báo, giảng viên và sinh viên trong buổi tập huấn

Kết thúc chương trình, ThS. Đinh Ngọc Sơn - Thành viên BTC chương trình mong muốn sau buổi tập huấn, về mặt nhận thức, nhà báo sẽ có hiểu biết những giá trị của xã hội, cách ứng xử với môi trường, trong đó có động vật hoang dã. Từ nhận thức mới đi đến hành động của các nhà báo, bởi họ là những người có ảnh hưởng. Thông qua chương trình, các nhà báo sẽ có các cách tiếp cận với đề tài buôn bán động vật hoang dã, có sản phẩm là các bài viết chất lượng. 

ThS. Đinh Ngọc Sơn nói thêm: “Có lẽ bây giờ chúng ta đang nhìn thế giới không còn là nơi khai thác tài nguyên phục vụ nhu cầu vật chất của con người nữa. Chúng ta phải nhìn vào cách ứng xử giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Khi vật chất càng được cải thiện, giá trị tinh thần đôi khi bị đi xuống. Một dân tộc có cách hành xử “tử tế” với môi trường là điều con người đang hướng tới ở thế kỷ 21 này.”

Nguyễn Hằng 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN