Biên tập – Phóng viên: Sự phối hợp giữa “thủ môn” và “tiền đạo”

(Sóng trẻ) - Làm báo là một công việc có tính đồng đội rất cao, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều thành viên trong cùng một tòa soạn.  Một quan niệm sai lầm của sinh viên báo chí và các nhà báo trẻ - những người chưa từng làm việc thực tế trong các tòa soạn báo thường nghĩ rằng biên tập chỉ là công đoạn sau khi phóng viên đã hoàn thành bài viết.

 Một tác phẩm báo chí dù xuất sắc đến đâu trước khi đăng tải cũng phải qua bàn tay của người biên tập. Thế nhưng khi công chúng đón nhận tác phẩm thì trên bài viết chỉ có tên người phóng viên. Thật khó để đong đếm được những nỗ lực mà các biên tập viên đầu tư để giúp cho bài viết thêm hay, hoàn thiện hơn.  Biên tập viên giống như những người chiến sĩ thầm lặng trên mặt trận báo chí.

Ở bất cứ tòa soạn nào, người biên tập cũng chính là người giữ gôn để không cho đội nhà bị thủng lưới, còn phóng viên là những tiền vệ tấn công trên mặt trận để ghi bàn. Chỉ cần một sai sót nhỏ của phóng viên thì cả tòa soạn sẽ bị khiển trách, thậm chí mất niềm tin của công chúng.  Chính vì vậy người biên tập luôn luôn phải tỉnh táo và nhạy bén để tìm ra những khiếm khuyết trong bài viết, để tòa soạn không bị “thủng lưới”.

3 bước phối hợp cơ bản giữa biên tập và phóng viên

Trước khi viết bài

Trong nhiều trường hợp không phải lúc nào ý tưởng đề tài của phóng viên trong quá trình thảo luận cũng được biên tập chấp thuận để tác nghiệp. Từ thực tế đời sống biên tập cũng nhiệm vụ phải tìm đề tài và giao cho phóng viên có đủ năng lực thực hiện đề tài đó.

Nhiều tòa soạn quy định tất cả những bài viết chưa qua trao đổi với biên tập viên trước khi thực hiện sẽ không được sử dụng, bất chấp chất lượng bài viết tốt đến đâu.

Vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào thì phóng viên luôn luôn phải thảo luận đề tài, góc nhìn cách tiếp cận cũng như hướng thể hiện bài viết với người biên tập trước khi bắt tay vào thu thập thông tin và triển khai bài viết. Phóng viên cũng phải thống nhất với người biên tập về những nguồn tin cần tiếp cận để thu thập đầy đủ và đa chiều thông tin
Việc thảo luận đề tài cũng giúp cho biên tập chủ động bố trí nhân lực hỗ trợ phóng viên, phối hợp giũa các ban khác nhau vì một đề tài có thể phản ánh ở nhiều góc độ khác nhau.

Trong khi viết bài

Sau khi thu thập tư liệu, phóng viên cần tiếp tục trao đổi với người biên tập để thống nhất lần cuối về góc độ tiếp cận cho bài viết vì có nhiều tình huống phát sinh trên hiện trường hoặc những thông tin mới được cung cấp có thể làm thay đổi cách tiếp cận bài báo.

Bên cạnh đó, tòa soạn có thể yêu cầu phóng viên bổ sung thêm thông tin nếu sự kiện có những diễn biến mới. Điều chỉnh tiến độ bài viết nếu cần đăng bài sớm hoặc muôn hơn so với kế hoạch

Sau khi bài viết hoàn thành

Lúc này vai trò của người biên tập được thể hiện thông qua việc biên tập nội dung, sửa lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, hình ảnh…cho bài viết.

Và khâu rất quan trong của quá trình biên tập là thảo luận và giao bài viết tiếp nối. Mỗi bài báo chỉ nói về một góc độ, một khía cạnh và giải quyết một vấn đề nên có thể nhiều thông tin thu thập được cho bài báo này chính là gợi mở đề tài cho bài viết tiếp theo.

Mối quan hệ giữa biên tập và phóng viên luôn luôn cần được chú trọng. Sự thành công của một bài viết, của một tòa soạn không chỉ là có những phóng viên giỏi mà cũng rất cần những người biên tập giỏi. Và lưu ý trước khi bài viết của mình đến tay những người biên tập thì những phóng viên hãy chính là người tự biên tập cho tác phẩm của mình ngay khi bài viết hoàn thành.

Nguyễn Phương Trinh
Truyền hình K32A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN