Bình luận: Cuộc chiến tranh của lương tâm

(Sóng trẻ) - Sau 40 năm nhìn lại cuộc chiến tranh chính nghĩa của Việt Nam cùng Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đập tan chế độ tàn bạo, khát máu Pôn Pốt-Ieng Sary, cứu nhân dân Capuchia khỏi họa diệt chủng thì thế giới mới hiểu rõ hơn lương tâm cao cả của chúng ta.

Sau năm 1975, Pol Pot lên nắm chính quyền Campuchia. Hắn và bè lũ tay sai đã thực hiện những chính sách cực đoan như một tên đồ tể khát máu, biến nước này thành nhà tù khổng lồ. Trong 3 năm 8 tháng 20 ngày cai trị, chúng đã giết hơn 2 triệu nhân dân dân Campuchia trong số 7 triệu dân của nước này. Trong các đợt tấn công sang biên giới, hơn 30 nghìn dân Việt Nam bị chúng sát hại mà đa phần là phụ nữ và trẻ em bằng những hình thức man rợ mà chúng ta chưa từng nghĩ đến. Sau này nhiều học giả đánh giá Khmer Đỏ là một trong những chế độ tàn bạo nhất thế kỷ XX.

Để che dấu tội ác, chúng tiến hành các biện pháp cô lập nại giao, cách ly với thế giới như giải tán các đại sứ quán, cấm sử dụng tiếng nước nài, cấm các phóng viên nước nài... Vì vậy mọi thông tin về đất nước Campuchia ra thế giới hầu như bị bịt kín. Sự hoang tàn, chết chóc đã phủ bóng đen lên đất nước Chùa Tháp. 

Nhưng thật đáng buồn, cỗ máy giết người Pol Pot lại nhận được sự hậu thuẫn tối đa của một số nước lớn. Chúng coi Khmer Đỏ như một con bài chiến lược để chống phá chúng ta và dùng quyền uy nước lớn đưa thế lực quái thai Pol Pot đại diện cho đất nước Campuchia chễm chệ ngồi vào ghế Liên Hiệp Quốc. Chúng vận động thế giới chống lại Việt Nam. Vô tình thế giới đã làm ngơ và tiếp tay cho tội ác của Pol Pot. Hàng triệu người dân Campuchia vô tội đã chết dưới bàn tay nhơ nhuốc của những tên đồ tể này.

Trong những năm đó, mối hiểm họa của Campuchia đang đến gần, với tốc độ giết người chưa từng có nếu để chúng cai trị thêm mấy năm nữa đất nước Ăng Co cổ kính sẽ đến bờ vực diệt chủng. Khi cả thế giới nảnh mặt, không thể cầm lòng trước thảm họa đó, bằng lương tâm cao cả Việt Nam đã sát cánh cùng Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đứng lên đập tan bè lũ Pol Pot. Báo Pracheachon của Campuchia ngày 29.6.1989 đã ra xã luận viết: Trong những năm cực kỳ bi thảm dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, trên thế giới này, có không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu nhưng duy nhất chỉ có người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi”.

Nếu không vì lương tâm thì thử hỏi Việt Nam có vượt qua bao rao cản nảy sinh mà đến cứu người anh em Campuchia thủy chung, son sắt hay không? Trong 10 năm thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả đó đã có hơn 10 vạn chiến sĩ hi sinh và hàng chục vạn người bị thương trên đất nước bạn. Cũng mười năm giúp bạn là mười năm Việt Nam chúng ta bị cô lập, cấm vận, bị thế giới lên án và mang tiếng xâm lược Campuchia. Nhưng chúng ta đã vượt qua tất cả.
Trong lễ khánh thành khu di tích lịch sử thành lập Đoàn 125 tại Đồng Nai, Thủ tướng Hun-Sen phát biểu: “ Chúng ta có thể hỏi rằng trên thế giới này, có nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn cản sự quay lại của chúng? Câu trả lời chính là nhân dân và quân đội Việt Nam. Đúng lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay cầu tiên, phật thì bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật”.

40 năm trôi qua, thời gian như lắng lại, bạn bè thế giới càng nhìn càng sáng tỏ lương tâm và nghĩa cử cao đẹp của Việt Nam đã không tiếc sức người, sức của giải phóng Camphuchia. Đúng như Thiếu tướng Hoàng Kiền nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh đã nói “Thế giới nợ Việt Nam một lời xin lỗi”.

Võ Văn An
(Lớp Báo in 37b – BQP)


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khai mạc Triển lãm Thực phẩm & Đồ uống Quốc tế 2024

Khai mạc Triển lãm Thực phẩm & Đồ uống Quốc tế 2024

Tin nổi bật1 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Thực phẩm và Đồ uống đã chính thức khai mạc vào sáng ngày 6/11 tại Hà Nội.

Sôi nổi không khí Hội thao Công đoàn Bách khoa năm 2024

Sôi nổi không khí Hội thao Công đoàn Bách khoa năm 2024

Tin nổi bật1 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 6/11, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Hội thao và trao giải nội dung môn Cầu lông và bóng bàn.

Chiếu phim và tọa đàm “Phạm Ngọc Lân: Hành trình đến Berlin”

Chiếu phim và tọa đàm “Phạm Ngọc Lân: Hành trình đến Berlin”

Tin nổi bật20 giờ trước

(Sóng Trẻ) - Sáng 5/11, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội diễn ra buổi chiếu phim và toạ đàm “Phạm Ngọc Lân: Hành trình đến Berlin”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN