“Bún mắng cháo quát”: Tại anh tại ả, tại cả đôi bên?

(Sóng trẻ) - Quán “bún chửi” của bà Thảo tại chợ Ngô Sỹ Liên, “cháo quát” nằm trên đường Lý Quốc Sư, “phở đợi” trên phố Bát Đàn,… Dường như mỗi lần nhắc đến những cái tên ấy, người ta lại nhớ đến những vị chủ sẵn sàng giận dữ, quát nạt mà dè chừng mỗi khi tạt qua mua đồ ăn. 

Có một điều kì lạ, khách vẫn nườm nượp đổ về quán, các chủ quán thì vẫn ra sức “hốt bạc”. “Mắng chửi” phải chăng đã trở thành một thương hiệu đối với các hàng quán? 
 
2f21cd652_bunmangchaochuihanoi1.jpg
Người dân vẫn niềm nở xếp hàng dài trước quán phở Bát Đàn vì thương hiệu  – Ảnh: Nguồn: Tienphong.vn)

Đó là hình ảnh về một quán ăn “muốn ăn phải nghe chửi”. Quán bún chửi của bà Thảo tại chợ Ngô Sỹ Liên nức tiếng khắp Hà Nội với bún dọc mùng và chân giò lưỡi lợn. Ai đó cao hứng hỏi, ngay lập tức sẽ bị ăn “chửi” bởi chủ quán. 

Thậm chí, việc “mắng chửi” đã trở thành một thói quen. Một quán cháo thịt gà trên phố Lý Quốc Sư khá nổi tiếng vì trước kia chủ quán hay quát con, quát nhân viên. Nhưng từ ngày con bà lên làm chủ, chị quay sang “quát khách”. Khách nào cũng sẵn sàng bị quát nếu gọi suất không thịt hay ăn bát bé mà đi đông người. 

Những sự việc được phản ánh trên những trang báo ngày nhận được tới trăm bình luận và lượt like, chia sẻ.

Bỏ tiền ra mua chứ đâu phải “ăn xin”?

Trước đó, dư luận bàn tán xôn xao về những vấn đề xoay quanh từ khóa “bún mắng cháo quát” này. Nhiều người hi vọng một thái độ hối lỗi của các chủ “bún mắng cháo quát” và từ nay, các “thượng đế” sẽ được trả lại sự yên bình khi thưởng thức những món ăn. Tuy nhiên, nhiều người lại tỏ ra cảm thông với các chủ quán, cho rằng các “thượng đế” quá đề cao vai trò của mình, có những đòi hỏi thái quá, dẫn đến chuyện cáu gắt, mắng chửi là điều đương nhiên. 

“Chốt lại là nếu thích làm Thượng Đế thì ăn nói đàng hoàng tí, biết thông cảm tí, cái gì lấy được thì tự tay mà lấy. Không phải cái hộp đũa bàn bên cách 2m cũng nhặng xị đòi phục vụ. Ví như, thay vì hách dịch "Cho mấy miếng chanh đê!", các thực khách nhẹ nhàng, lịch sự: "Em cho chị xin mấy miếng chanh nhé!". Như thế thử hỏi, có ai mắng chửi được không?”, Hồng Minh, một phục vụ quán phở trên đường Nguyễn Phong Sắc bày tỏ. 

2f21cd652_554432391331921711tranhvuibiemhoa2.jpg
 Thực khách thiếu cảm thông với chủ quán vì mang nặng tâm lý “Khách hàng là thượng đế” – Ảnh minh họa: Internet

Đến khi nhận được hiệu ứng “Có cô thì chợ vẫn đông, cô đi lấy chồng thì chợ vẫn chẳng bỏ không ngày nào”, nhiều người tỏ ra thất vọng, xen lẫn nỗi bức xúc như tăng lên gấp bội khi tiêu chí “thượng đế” không được tôn trọng. 

Anh Trần Minh Tuấn phân trần: “Theo mình đã mất tiền thì phải ăn uống cho thoải mái. Đồ ăn dù nn đến đâu mà bị chửi liệu ăn có nn, có thoải mái được không? Văn hóa ẩm thực là phải thoải mái thì mới thưởng thức hết được giá trị của nó”. 

“Nhà mình ở Ngô Sỹ Liên, nhưng mình cũng cạch cái quán bún nhà bà Thảo. Ăn thì nn đấy nhưng hơi tí hạch họe khách, ̣i bát nhỏ thì làm bát to. Ai đòi hỏi quá đáng thì ăn chửi còn hợp lý, chứ đằng này đi ăn bình thường, đàng hoàng với bạn gái, tự nhiên quay ra chửi, chẳng hiểu kiểu gì. Xấu hổ không biết chui vào đâu”, độc giả Minh Nhật bình luận trên một diễn đàn.

Lý giải cho nỗi bức xúc đó, nhiều người đã đổ lỗi cho văn hóa phục vụ vùng miền. “Ở Sài ̀n nói riêng và ở miền Nam nói chung thì chửi người khác nào chắc chắn không bao giờ thấy họ quay lại lần hai và những người xung quanh cũng mất thiện cảm với quán. Đơn giản là vì ở đó quá nhiều quán nn, quá nhiều sự lựa chọn nên có tiền thì luôn là thượng đế. Quán nào mà cũng đối xử với khách kiểu này, chắc sập tiệm lâu rồi”, Anh Tuấn, một thực khách cho hay.

Cũng có người cho rằng lỗi là do người chủ quán không biết cách kiềm chế cảm xúc và tâm trạng, dễ dàng cáu gắt, lâu dần thành quen. Bà Thảo, chủ quán “bún chửi” tại chợ Ngô Sỹ Liên đã phân trần không phải ai bà cũng mắng chửi và việc mắng chửi đó cũng là do không kiềm được miệng, chứ thật tâm không mong muốn điều này xảy ra. 

Tâm lý cứ quán nào đông thì chui vào?

“Tiên trách kỉ, hậu trách nhân”, câu nói ngàn đời cha ông để lại đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nhiều người cho rằng “Không có lửa làm sao có khói”: “Nếu anh không làm gì sai thì tại sao lại bị chửi”. 
“Trước khi trách mấy cái quán thích chửi khách này thì những khách hàng tự vô đây nên trách mình trước vì đã tạo điều kiện cho người khác chửi mình, trong khi mình có quyền lựa chọn. Nếu chỉ vì miếng ăn mà tự hạ thấp bản thân mình thì nhục quá. Nếu khách nào cũng có lòng tự trọng thì hỏi mấy cái quán này sẽ bán cho ai? Lúc đó họ sẽ tự học cách tôn trọng khách hàng hơn. Những khách hàng thông minh hãy cho họ biết mình là người đem đến nguồn sống cho họ chứ đừng tự biến mình thành kẻ ăn xin nhưng vẫn phải trả tiền như thế”, bạn Minh Trang, Đại học Luật Hà Nội nhìn nhận từ ́c độ khách quan.

Hơn thế nữa, văn hóa chen lấn thời bao cấp vẫn không thôi ám ảnh người Việt. Cộng thêm tâm lý đám đông, người Việt cứ quán nào đông nhất thì cố chen chân vào để bon chen tranh phần. Anh Võ, một Facebooker, chia sẻ trên mạng xã hội: “Người Việt Nam nói chung cá nhân tôi thấy quán đông là chui vào, kinh doanh theo kiểu này có khách đông phần lớn là may mắn (có thời). Đồ ăn thì mỗi người mỗi kiểu thích, hết thời hết khách, có chỗ đồ ăn rất nn mà giá cả rẻ mà ế tới mức cho đi cũng không đắt. Giống như nước nài, dù đông hay không đông khách, họ vẫn tuân thủ văn hóa xếp hàng, không như người Việt mình chen lấn xô đẩy”.

Cũng có người cho rằng đó là chiêu thức câu khách của quán ăn. Đồng tình với quan điểm này, Hà Trang, Học viện Bưu chính Viễn thông bày tỏ: “Thực ra như thế mới là xã hội. Có người nọ người kia. Có người lại thích đi bị ăn chửi. Ăn lại thấy nn. Đó cũng là bí quyết của chủ quán. Càng chửi càng đông khách. Không chửi khách, có khi lại không ai tới ăn. Oái oăm cuộc đời”.

“Ăn để sống hay sống để ăn?” là câu hỏi của một bạn trẻ có tên Facebook cá nhân là Tra Hoa Nu: “Cháo chửi, bún chửi cũng là chuyện hãn hữu. Bản thân mình không đi những quán đó, và chẳng có ai ủng hộ việc đó cả. Còn việc xếp hàng tự phục vụ, sao không ai phàn nàn Starburrg về việc đó nhỉ? Người ta không năn nỉ  anh chị đến ăn. Tại sao lại cứ tới và rồi chấp nhận bị chửi. Biết đâu, càng nhiều người ứng xử giống bạn, số lượng khách của quan vắng sẽ làm thay đổi suy nghĩ, thái độ và ứng xử của họ đối với thực khách?”

Nhiều suy nghĩ hướng đến tính giải quyết và “nhìn xa” cho rằng, những cửa hàng ăn ở Hà Nội có thời gian nổi tiếng tính bằng hàng chục năm, tính bằng kinh nghiệm và bí quyết của nhiều người, người ra nổi tiếng, người ta đông khách là có lý do, chứ không phải nhờ sự hào nhoáng bên nài. 

Câu chuyện về cuộc “thuận mua vừa bán” của những người làm dâu trăm họ lại được hâm nóng trên các diến đàn”. Vẫn biết “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” muôn đời là những bí kíp “vàng” của những người làm dâu trăm họ phục vụ thượng đế, song lại thật khó “trót lọt” bởi không tránh khỏi những va chạm với những “thượng đế”. 

Phải chăng vì thượng đế quá nhạy cảm và khó tính, đề cao vai trò của mình và tỏ vẻ hách dịch, thiếu cảm thông trong cách ứng xử với người bán hàng? Hay vì một bộ phận người Việt vẫn “nặng” tâm lý đám đông, càng đông, họ càng tin rằng quán đó có uy tín nên cố chen chân vào, để rồi chen lấn xô đẩy, bị chủ quán “mắng” và ra về trong ấm ức?

Về phía người bán hàng, họ có nên bán hàng, bán luôn cả nụ cười? Nụ cười thân thiện vừa giúp giải tỏa căng thẳng của bản thân, lại vừa tạo hình ảnh tốt đẹp cho quán? Để việc kinh doanh bớt căng thẳng, vừa mua vừa nơm nớp sợ bị ăn “bún mắng cháo quát”?

Xin mời độc giả quan tâm gửi mọi ý kiến, bình luận, ́p ý, chia sẻ bằng cách comment dưới bài viết, hoặc gửi email về hòm thư [email protected].  Xin chân thành cảm ơn!

Đỗ Thùy Dung – Nhóm 2
Báo mạng điện tử K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN