Góc khuất chiến dịch giải cứu vỉa hè
(Sóng Trẻ) - Khi vấn đề văn minh vỉa hè được đặt ra, chiến dịch giải cứu vỉa hè ra đời với tính quyết liệt cao, vỉa hè được trả lại cho người đi bộ nhưng sau đó là những vấn đề tồn đọng cần được giải quyết thỏa đáng.
Thất nghiệp vì vỉa hè
Vỉa hè từ lâu đã trở thành nơi kiếm kế sinh nhai của một bộ phận người dân phố thị, nhưng từ sau nững đợt ra quân quyết liệt của cảnh sát địa phương, vỉa hè trở lại đúng nghĩa thì người dân trở nên thất nghiệp khi mà nguồn sống cả gia đình trông chờ vào gánh bún, phở,… hay những sạp nước ven đường. Đằng sau những con phố thông thoáng là số phận của hàng nghìn hoàn cảnh khó khăn khi miếng cơm, manh áo gắn với việc buôn bán trên vỉa hè.
Bà Trần Thị Kim Chính( Đống Đa, Hà Nội) cho biết:” Từ hôm dẹp vỉa hè, quán nước của tôi rất vắng khách, tôi mong cơ quan chức năng tạo điều kiện cho tôi chuyển đổi nghề nghiệp để tôi còn nuôi con ăn học.”
Theo điều tra của công an quận Đống Đa, trên địa bàn này hiện có trên 300 điểm bán hàng nước do các cá nhân, hộ gia đình mở tự phát mở lấn chiếm lòng đường hè phố. TRong đó có 6 trường hợp là thương binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, gần 300 trường hợp điều kiện kinh tế khó khăn, không có thu nhập ổn định.
Dân loay hoay tìm cách vào nhà
Khi cuộc chiến đòi lại vỉa hè đang nhận được sự đồng tình của phần đông người dân thì việc phá dỡ những bậc tam cấp để lấy lại không gian đi bộ trên phố Xã Đàn tạo cho người dân không ít phiền hà lẫn sự bức xúc khi mà nền nhà cách vỉa hè quá cao.
Bà Nguyễn Thị Lan( Xã Đàn, Hà Nội) chia sẻ:” Nền nhà cao như vậy lên sao được, xe máy gia đình tôi toàn phải đi gửi ở nài.
Theo người dân, khi xây nhà, cốt nhà được xác định rõ ràng nhưng khi đường Xã Đàn mở rộng, nhà lại cách mặt đường rất cao, trung bình là nửa mét, có nơi lên đến 85cm. Điều này đang gây trở ngại cho người dân trong việc di chuyển, phải tận dụng hết mọi thứ để có thể vào nhà từ ghế nhựa, bao cát, đến những bậc tam cấp tự chế.
Lê Duyên
Cùng chuyên mục
Bình luận