Cầu...rác
(Sóng trẻ) - Cầu đi bộ gần cổng trường Đại học Quốc Gia Hà Nội mới được đưa vào sử dụng cách đây hơn một tháng nhưng tình trạng xả rác bừa bãi khiến hình ảnh cây cầu sớm trở nên nhếch nhác, bẩn thỉu.
Khi cầu trở thành "bãi rác"
Cầu đi bộ gần Đại học Quốc Gia Hà Nội mới được đưa vào sử dụng cách đây một tháng. Cây cầu đã giải quyết tình trạng sang đường tràn lan và giảm bớt sự nguy hiểm cho người dân, đặc biệt là sinh viên, khi qua đường tại điểm giao thông này. Tình trạng ùn tắc giảm hẳn từ khi cây câu được xây dựng.
Tuy nhiên, hiện nay cầu đã trở nên bẩn thỉu, xấu xí vì rác trên cầu quá nhiều. Không khó để có thể quan sát được tình trạng rác xả tràn lan trên cầu.
Cầu đi bộ gần Đại học Quốc Gia Hà Nội mới được đưa vào sử dụng cách đây một tháng. Cây cầu đã giải quyết tình trạng sang đường tràn lan và giảm bớt sự nguy hiểm cho người dân, đặc biệt là sinh viên, khi qua đường tại điểm giao thông này. Tình trạng ùn tắc giảm hẳn từ khi cây câu được xây dựng.
Tuy nhiên, hiện nay cầu đã trở nên bẩn thỉu, xấu xí vì rác trên cầu quá nhiều. Không khó để có thể quan sát được tình trạng rác xả tràn lan trên cầu.
Rác rải khắp từ đầu cầu bên này sang đầu cầu bên kia, thậm chí ở xung quanh khu vực chân cầu. Rác đủ mọi loại từ que xiên, vỏ ngô, giấy rác, túi ni lông… vứt tràn ra cầu. Những ngày mưa, cầu càng “thê thảm” hơn khi mặt cầu tràn nước do không thoát được nước. Những loại rác này khi gặp mưa sẽ thối rữa, chảy nước và làm cầu trở nên nhớp nháp. Ngày nắng, chúng sẽ bốc mùi rất khó chịu. Vào ngày mưa, người đi bộ qua cầu phải nhón chân đi qua những vũng nước bẩn và rác trên cầu. Ai cũng muốn nhanh chóng đi qua vì khó chịu với tình trạng này.
Rác và nước bẩn trên cầu
Điều đáng nói là ngay dưới chân cầu đã có thùng rác rất to nhưng rác vẫn được vứt ra bên nài. Không ít người rất bức xúc về tình trạng này. Bạn Nguyễn Thị Ngọc Anh (sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội) nói: “Mình hằng ngày đi qua cầu và thấy rất khó chịu khi cầu trở nên bẩn như vậy. Hi vọng tình trạng này sẽ được chấm dứt sớm”.
Rác và nước bẩn trên cầu
Điều đáng nói là ngay dưới chân cầu đã có thùng rác rất to nhưng rác vẫn được vứt ra bên nài. Không ít người rất bức xúc về tình trạng này. Bạn Nguyễn Thị Ngọc Anh (sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội) nói: “Mình hằng ngày đi qua cầu và thấy rất khó chịu khi cầu trở nên bẩn như vậy. Hi vọng tình trạng này sẽ được chấm dứt sớm”.
Cầu bẩn do đâu?
Khi cầu được xây dựng, nơi đây trở thành điểm hẹn hò lý tưởng của các bạn trẻ. Thú vui đứng trên cầu ngắm thành phố về đêm đã gắn kết nhiều bạn trẻ lại với nhau. Tuy nhiên, các bạn mang đồ ăn lên cầu và khi ăn xong thì vứt rác ngay tại cầu. Que xiên, túi ni lông, cốc đựng tương ớt… tràn lan trên cầu.
Hà Nội có rất nhiều cầu vượt nhưng hầu hết có mái che mưa che nắng sẽ hạn chế việc ảnh hưởng của thời tiết đến cầu. Tuy nhiên quan trọng hơn cả là ý thức của người đi lại trên cầu. Bên cạnh một số bạn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung vẫn tồn tại nhiều bạn có quan niệm “của chùa”. Không phải đồ của mình thì không giữ gìn và bảo vệ.
Rác từ chân cầu đến đầu cầu
Không ít các công trình công cộng hiện nay cũng rơi vào tình trạng này. Những hình ảnh rác tràn ngập đường phố sau giao thừa, những khu di tích lịch sử, điểm du lịch nhiều rác thể hiện rõ ý thức chưa cao của một số người dân.
Đây là tình trạng xấu, nếu cứ tiếp diễn sẽ biến cầu thành “bãi rác”. Chỉ cần mỗi người có ý thức vứt rác đúng nơi quy định thì cây cầu vượt nói riêng và các công trình công cộng nói chung sẽ luôn sạch đẹp. Bên cạnh giáo dục ý thức thì việc kiểm tra, xử phạt cũng phải được tiến hành nghiêm khắc để có thể hạn chế triệt để tình trạng này. Chúng ta đang tiến tới xây dựng xã hội văn minh nhưng chỉ trong những việc nhỏ mà chúng ta không làm được thì mục tiêu đó sao có thể hoàn thành.
Nguyễn Thị Hà
Truyền hình K31A1
Truyền hình K31A1
Cùng chuyên mục
Bình luận