Cây cảnh chữa bệnh

(Sóng Trẻ) Sống đời, đinh lăng, lô hội, … đó là những cây cảnh mà ta vẫn thường thấy trong vườn của nhiều ngôi nhà. Thế như bạn có biết những thứ cây dùng để làm cảnh ấy cũng có thể chữa bệnh.

Trong cuộc sống hiện đại, mọi người thường mắc nhiều các loại bệnh như ho, bỏng, đau bụng, loét dạ dày hay suy nhược. Mỗi lúc như vậy nhiều người lại chọn đi đến bệnh viện khám và uống thuốc. Thế nhưng bạn có biết là nhiều bài thuốc dân gian chữa được bệnh có thể tìm được thấy ngay trong vườn của bạn.

Cây sống đời

Toàn thân cây có vị nhạt, chát, hơi chua, tính mát, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, hoạt huyết chỉ thống, bạt độc sinh cơ.
bc85a13dc_anh_1_1.jpg
Cây sống đời

Ngọn và lá sống đời non có thể thái nhỏ nấu canh ăn và dùng làm thuốc giải độc, chữa bỏng, đắp vết thương, đắp mắt đỏ sưng đau, đắp mụn nhọt và cầm máu. Do có tác dụng kháng khuẩn nên sống đời còn được dùng trị một số bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng khác như viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi nài ra máu.

Lô hội 

Nhựa và lá cây có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận trường, diệt ký sinh trùng.
bc85a13dc_anh_2.jpg
Lô hội

Nhựa lô hội thường dùng để trị kinh bế, kinh nguyệt ít, táo bón, đại tiện bí, sung huyết não, kinh phong. Người ta cũng dùng cả lá lẫn vỏ cây giã nhuyễn đắp lên để trị mụn nhọt sưng đỏ.

Đặc biệt, lô hội có tác dụng trị vết cháy và bỏng rất nhanh. Có thể dùng lá cây chiết dịch xoa tại chỗ hoặc lấy một lá (15-18cm) đun sôi với nước, cho thêm đường vào uống để làm dịu đau rát và giúp vết thương mau lành. 

Bên cạnh đó, loài thực vật này còn có tác dụng chống viêm nhiễm, dị ứng hay trị vết sưng do côn trùng cắn. Dịch lô hội tươi còn có tác dụng kháng khuẩn lao invitro và một số vi khuẩn thông thường gây nhiễm trùng da.

Cây đinh lăng

Rễ cây có vị ngọt, lá vị nhạt, hơi đắng, tính bình có tác dụng bổ năm tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng viêm.
bc85a13dc_anh_3.jpg
 Đinh lăng

Người ta dùng đinh lăng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, thuốc lợi tiểu, chống độc. Lá cây còn chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương. Thân và cành chữa thấp khớp đau lưng. Ở Ấn Độ, người ta cho là cây có tính làm se, dùng trong điều trị sốt.

Đặng Tố Quyên
Phát thanh K31
(Ảnh nguồn: Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN