Chiến dịch NOHAMUBAHI của sinh viên Báo chí

(Sóng Trẻ) -  “ Sinh viên báo chí không cầm nhầm mũ bảo hiểm” – là thông điệp của chiến dịch NOHAMUBAHI của đội thanh niên Tình nguyện xung kích Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Văn hóa gửi xe của sinh viên báo chí dần được hình thành sau chiến dịch này.

NOHAMUBAHI – Không hack mũ bảo hiểm

Xuất phát từ tình trạng vô tình hoặc cố tình - “ cầm nhầm” mũ bảo hiểm diễn ra khá nhiều tại các bãi gửi xe, nhóm sinh viên gồm mười lăm người trong đội tình nguyện xung kích đã thành lập dự án NOHAMUBAHI - No hack mũ bảo hiểm. Dự án là một trong sáu chuỗi hoạt động tình nguyện vì sự thay đổi - Volunteer for change của đội. 

Được bắt đầu từ ngày 12/12/2016, chiến dịch NOHAMUBAHI nhằm mục đích truyền thông cho các bạn sinh viên trong và nài trường không “mượn” mũ bảo hiểm của người khác mà không xin phép, tự ý lấy mũ của người khác treo nài xe khi mình không có. 

Dự án nhằm giúp sinh viên nhận thức được rằng mũ bảo hiểm là của riêng mỗi người, trộm mũ bảo hiểm của người khác, vô tình bạn đã cướp đi mạng sống của rất nhiều người.

Bạn Nguyễn Trọng Cường (lớp Quay phim K35) – người trực tiếp chỉ đạo dự án chia sẻ:


Dù khá bận rộn nhưng các thành viên trong đội vẫn phân chia thời gian hoàn thành việc dán sticker “Đừng quên cất mũ bạn nhé” vào những chiếc mũ bảo hiểm bị chủ nhân bỏ quên bên nài.

Công việc dán sticker được làm tranh thủ vào giờ ra chơi và các thành viên không có tiết học sẽ tiếp tục công việc này trong giờ học.

bf72cdef4_5492524_1668026269890406_8534772599574662926_n.jpg

bf72cdef4_rsz_anh_2_2.jpg
Thành viên đội tình nguyện đi dán sticker vào những chiếc mũ bảo hiểm chưa được cất an toàn

Khó khăn trong quá trình triển khai dự án nằm ở vấn đề kinh phí.

Trọng Cường – người chỉ đạo dự án chia sẻ: “ Do kinh phí hạn hẹp của đội tình nguyện xung kích nên dự án NOHAMUBAHI không thể diễn ra liên tục. Chiến dịch diễn ra trong vòng mười ngày rồi nghỉ một thời gian và sẽ quay lại”.

Một chiếc sticker nhỏ nhưng chuyển tải ý nghĩa lớn

Điểm quan trọng nhất của dự án là dán sticker “ đừng quên cất mũ bạn nhé” vào những chiếc mũ bảo hiểm bị chủ nhân bỏ quên bên nài. 

Bạn Hoàng (Phát thanh K34) - một thành viên trực tiếp thực hiện công việc này chia sẻ : “ Cách để không mất mũ bảo hiểm là chúng ta phải cất giữ thật cẩn thận chứ rất khó để truy tìm thủ phạm. Vậy nên bọn mình dán sticker vào những chiếc mũ bị bỏ quên bên nài nhằm nhắc nhở chủ nhân hãy bảo quản tài sản của mình cẩn thận.” 

Câu bên trên “ đừng quên cất mũ bạn nhé” nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức bảo quản tài sản cá nhân trước. Kèm theo đó là lời cảnh báo nhẹ nhàng “NOHAMUBAHI” (Không lấy mũ bảo hiểm) cho những ai có ý định “ mượn tạm”. 

Bạn Cường cho biết những chiếc mũ bảo hiểm được gắn sticker giảm được nguy cơ bị mất cắp hơn. Sau một tuần đội thực hiện dự án, số lượng mũ bảo hiểm để bên nài giảm hẳn, tình trạng lấy trộm, “cầm nhầm” cũng ít hơn. 

bf72cdef4_rsz_sticker.jpg
Sticker dán trên mũ

Nài dán vào mũ, trên tường bãi gửi xe cũng có dán poster “ sinh viên báo chí không cầm nhầm mũ bảo hiểm” để nhắc nhở các bạn sinh viên cùng nhau xây dựng văn hóa gửi xe văn minh, vì một Học viện không có người quên, không còn kẻ hack.

bf72cdef4_rsz_anh_4.jpg
Ảnh poster

Chiến dịch nhỏ nhưng thiết thực này nhận được rất nhiều sự ủng hộ của sinh viên trường Báo. 

Vân Quỳnh, sinh viên năm hai, khoa Quan hệ công chúng cho hay :


Không chỉ những sinh viên từng bị hack mũ bảo hiểm hào hứng, ủng hộ cho chiến dịch mà cả những sinh viên khác cũng coi đây là một hành động ý nghĩa giúp nâng cao ý thức của sinh viên trường Báo.

Bạn Ngọc Linh (khoa Phát thanh – Truyền hình) chia sẻ:


Đôi khi, thủ phạm lấy cắp mũ bảo hiểm cũng vừa là nạn nhân của tình trạng trên. Dù vô tình hay cố ý, hành động nhỏ lấy cắp mũ bảo hiểm có thể gây ra hậu quả khôn lường. 

Cùng nhau tạo nên văn hóa gửi xe nói không với hack mũ bảo hiểm để bảo vệ chính bạn và những người xung quanh.

Đó cũng là cách thiết thực để xây dựng văn minh học đường.

Thanh Ngân  
Đa phương tiện k34a1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN